Trang chủ
Đào tạo
Khung chương trình
Quy chế
Chuyên đề
Tin tức
Thư viện
Văn hóa
Văn học
Truyện cổ Phật giáo
Triết học Phật giáo
Kiến trúc
Triết học phương đông
Triết học phương tây
Lịch sử
Sách PDF
Danh tăng Phật giáo
Chùa
Thiền
Kinh
Luật
Luận
Giáo trình
Nghệ thuật
Âm nhạc
Tài liệu sách chữ Hán
Sách pdf chữ Hán
Sách pdf kinh sách Hán cổ
Các loại sớ
Khoa cúng
Luận văn cử nhân Phật học
Luật văn Thạc sĩ Phật giáo
Luật án Tiến sĩ Phật giáo
Luận văn Cử nhân thế học
Luận văn thạc sĩ thế học
Luận án tiến sĩ thế học
Văn Hóa - Xã Hội
Bài báo khoa học
Bài Báo Khoa Học Phật Giáo
Công trình nghiên cứu khoa học Phật giáo
Luận án, luận văn
Học viên
Công trình nghiên cứu của các học viên
Video giảng pháp của các học viên
Học viên
Thông báo
Lịch học
Lịch nói chuyện chuyên đề
Lịch thực hành thuyết giảng
Lịch học
LỊCH HỌC LỚP GIẢNG SƯ
LỊCH HỌC LỚP GIÁO LÝ PHẬT TỬ
Giới thiệu
Kế hoạch chiến lược phát triển
Hình ảnh
Video
Video: Pháp âm Phật pháp
PHÁP ÂM HT. THÍCH BẢO NGHIÊM
PHÁP ÂM TT THÍCH TIÊN ĐẠT
Video bài giảng của học viên
Giới thiệu chung
Ban điều hành
Văn phòng
Ban vận động
Liên hệ
Trang chủ
»
Thư viện
»
Văn Hóa - Xã Hội
»
Ngôi chùa xa xỉ nhất thế giới bằng vàng và kim cương./
»
Ngôi chùa xa xỉ nhất thế giới bằng vàng và kim cương./
30/12/2018
Chùa Shwedagon ở Myanmar được làm từ hơn 70 tấn vàng và 3.000 carat kim cương là công trình tôn giáo độc đáo nhất thế giới.
Chùa Shwedagon ở Yangon, Myanmar được xây dựng trên ngọn đồi thiêng Singuttara, diện tích gần 50.000 m2. Dù đứng ở đâu trong thành phố, bạn cũng có thể nhìn thấy ngọn tháp cao đến 99 m. Đây là công trình Phật giáo linh thiêng bậc nhất ở Myanmar.
Nằm ở phía tây Royal Lake, chùa Shwedagon cách sân bay Yangon 30 phút đi taxi. Chùa mở cửa miễn phí quanh năm cho người dân nhưng bán vé cho khách tham quan, giá 8 USD một người. Vì khuôn viên chùa rất rộng, du khách sẽ được phát một bản đồ tham quan.
Theo truyền thuyết của người Myanmar, chùa Shwedagon có hơn 2.500 năm lịch sử. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính công trình bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 6. Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa hiện có 4 tòa tháp chính ở trung tâm và 64 tòa tháp nhỏ bao quanh, tất cả đều được dát vàng. Ước tính người Myanmar đã sử dụng 72 tấn vàng để xây dựng kiệt tác này.
Tầng cao nhất được khảm hơn 1.100 viên kim cương, 1.383 viên đá quý. Phần đỉnh tháp được nạm 5.448 viên kim cương và 2.317 viên hồng ngọc. Trên cùng là cánh hình cờ và ở vị trí cao nhất là búp kim cương gắn một viên kim cương 76 carat (15 g).
Nội thất và các bức tượng trong chùa cũng được dát vàng lá. Ngôi chùa nghìn năm tuổi này đang lưu giữ bốn báu vật của Phật giáo là: Cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn; Dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm; Mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Người Myanmar rất coi trọng tín ngưỡng, chùa chiền với họ là nơi linh thiêng và luôn được chăm chút cẩn thận. Các nhà sư, gia đình và tín đồ đạo Phật coi việc hành hương tới chùa Shwedagon cũng giống như người theo đạo Hồi phải tới thánh địa Mecca một lần trong đời.
Phần lớn các đền, chùa ở Myanmar không khuyến khích phụ nữ tới gần tượng Phật hay bảo tháp. Một số khu vực phía trước tháp Mahar Myat Mu Ni hay chùa Inle Phaung Daw Oo chỉ dành cho nam giới. Ở chùa Đá Vàng nổi tiếng, phụ nữ cũng không được phép trực tiếp dán lá vàng mà phải thông qua nam giới.
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và 7 ngày trong tuần. Tín đồ Phật giáo có thể tra lịch và tìm ngày sinh tương ứng với bức tượng trong tuần và thực hiện nghi thức tắm nước cho tượng Phật.
Một phụ nữ Myanmar nói bà thường đến chùa tắm nước cho tượng Phật và tụng kinh để cầu bình an cho bản thân và gia đình. "Người Myanmar đến chùa bất cứ khi nào rảnh, không nhất thết phải vào dịp lễ nào. Chùa được xem là ngôi nhà thứ hai của người dân", người này nói.
Chùa Shwedagon cũng là nơi diễn ra nhiều nghi lễ Phật giáo quan trọng. Một trong số đó là lễ xuất gia (Shin Pyu hoặc Noviciation Ceremony), đây là nghi lễ quan trọng nhất trong đời người Myanmar.
Về độ tuổi có thể đi tu, người Myanmar quan niệm "nếu đứa trẻ có thể đuổi chim ngoài đồng thì có thể đi tu". Nhưng trên thực tế, trẻ phải đọc được những câu kinh tiếng Pali và tiếng Miến thì mới có thể bắt đầu tu hành. Thời gian tu tập cũng rất đa dạng, từ vài ngày đến nhiều năm, tuỳ gia đình, thanh niên thường xuất gia trước khi đến 19 tuổi. Trước đây nghi lễ xuất gia thường được tổ chức vào khoảng tháng 3, 4 nhưng giờ nó diễn ra quanh năm, tuỳ thuộc vào từng địa phương. Nếu may mắn du khách có thể bắt gặp nghi lễ này ở chùa Shwedagon vào giữa tháng 11.
Ngày nay chùa Shwedagon không chỉ là công trình tôn giáo linh thiêng mà còn là biểu tượng du lịch của Myanmar. Du khách đến chùa cũng buộc phải tháo giày dép để đi chân đất, không được mặc váy ngắn hoặc ăn mặc phản cảm. Mặc dù chưa bao giờ xảy ra vụ trộm cắp nào nhưng với khối tàn sản khổng lồ này, chùa Shwedagon luôn được canh gác cẩn thận với camera theo dõi 24/24h.
Thanh Tâm
Bạn nghĩ gì về thông tin này?
0
Thông báo
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 10 - LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 9 - LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ
Thông báo thi word (Lớp Cao Cấp Giảng Sư phía Bắc)
THÔNG BÁO LỄ PHÁT BẰNG TỐT NGHIỆP LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ KHÓA I (2018 - 2021), KHAI GIẢNG KHÓA 2 (2022 - 2025)
THÔNG BÁO: THỜI KHÓA KHÓA TU PHẬT THÀNH ĐẠO (2 - 8/12/ Tân Sửu)
Thông báo: Kế hoạch thi tốt nghiệp Lớp Đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc
ĐĂNG KÝ KHÓA TU TRỰC TUYẾN 1 NGÀY: VU LAN - TÌNH NGƯỜI TRONG ĐẠI DỊCH
Giới thiệu
LỊCH HỌC LỚP GIẢNG SƯ
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 10 - LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 9 - LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ
Lịch học Lớp Cao Cấp Giảng Sư Khóa 2.
LỊCH ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP CAO CẤP GIẢNG SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
KẾ HOẠCH THI TỐT NGHIỆP KHÓA I VÀ TUYỂN SINH KHÓA II CỦA LỚP ĐÀO TẠO GIẢNG SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
VP THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 03/TÂN SỬU LỚP ĐÀO TẠO GIẢNG SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
CẬP NHẬT: LỊCH HỌC THÁNG 02/TÂN SỬU LỚP ĐÀO TẠO GIẢNG SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
DỰ KIẾN: KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CỦA LỚP GIẢNG SƯ NĂM 2021
THÔNG BÁO: LỊCH NGHỈ TẾT TÂN SỬU 2021 CỦA LỚP ĐÀO TẠO GIẢNG SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
LỊCH HỌC THÁNG 10/CANH TÝ - LỚP ĐÀO TẠO GIẢNH SƯ KHU VỰC PHÍA BẮC
LỊCH HỌC LỚP GIÁO LÝ PHẬT TỬ
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC TRỞ LẠI CỦA LỚP ĐÀO TẠO HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SĨ PHẬT TỬ
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 10 LỚP ĐÀO TẠO HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SĨ PHẬT TỬ
ĐÊM THIỀN TRÀ Ý NGHĨA TRONG KHÓA TẬP HUẤN HOẰNG PHÁP VIÊN LẦN THỨ 3
Lớp đào tạo Hoằng pháp viên cư sĩ Phật tử làm bài thi khảo sát chất lượng
Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ giảng dạy bộ môn "Lược sử Phật giáo Ấn Độ" tại Lớp đào tạo Hoằng pháp viên cư sĩ Phật tử
VP THÔNG BÁO: LỊCH HỌC THÁNG 3/KỶ HỢI CỦA LỚP ĐÀO TẠO HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SĨ PHẬT TỬ
Hà Nội: Buổi học đầu tiên của Lớp đào tạo Hoằng pháp viên cư sĩ Phật tử
THÔNG BÁO: LỊCH HỌC LỚP ĐÀO TẠO HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SĨ PHẬT TỬ THÁNG 2 VÀ THÁNG 3/KỶ HỢI
Hà Nội: Lễ gặp mặt đầu xuân và khai giảng Lớp đào tạo Hoằng pháp viên cư sĩ Phật tử
Thông báo lịch nhập học, khai giảng
Thống kê truy cập
0
0
8
2
3
4
3
6
Hôm nay:
184
Ngày hôm qua:
184
Tháng này:
184
Tháng trước:
11257
Tất cả:
823436
Đang Online:
25
IP:
3.235.226.14
Unknown 0.0