Bản dự thảo Hương ước thôn Tiên Chu

18/03/2015

UBND XÃ BẮC SƠN
THÔN tiªn chu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––
                      Tiên Chu, ngày 28 tháng 12 năm 2014
 
 
BẢN HƯƠNG ƯỚC
THÔN TIÊN CHU
 
 - Căn cứ vào pháp lệnh số 34 ngày 30 tháng 07 năm 2007 của UB thường vụ Quốc hội về việc thưc  hiện quy chế dân chủ ở xã theo khoản 2 mục 1 điều 13 về việc thực hiện hương ước, quy ước của thôn.
- Thực hiện nghị quyết của ban chấp hành Đảng ủy, HĐND, UBND, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ xã Bắc Sơn.
- Nghị quyết chi bộ thôn Tiên Chu ngày 03 tháng 12 năm 2014, Nghị quyết họp dân ngày 28 tháng 12 năm 2014. Thôn Tiên Chu xây dựng bản hương ước như sau:
 Thôn Tiên Chu nằm ở trung tâm xã Bắc Sơn với diện tích tự nhiên 360 Ha.  Phía Đông giáp thôn Đô Tân và Lai Sơn, Phía Tây giáp Phúc Xuân, Phía Nam giáp Lương Đình và Nam Lý, phía Bắc Giáp thôn Đa Hội. Số hộ dân 378 hộ với 1585 nhân khẩu. Được chia làm 5 xóm chủ yếu làm nghề sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
CHƯƠNG I.
NHƯNG QUY ƯỚC CHUNG
      Điều 1: Bản hương ước này được nhân dân thôn Tiên Chu xây dựng và thông qua nhằm giải quyết các công việc nội bộ cộng đồng dân cư trong thôn, bảo đảm sự đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, chung sức xây dựng nông thôn mới, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và sinh hoạt đời sống hàng ngày, giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của nhân dân, khuyến khích con cháu học hành, giải quyết các vấn đề tranh chấp vi phạm nhỏ trong nhân dân, giảm nghèo, Bền vững theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Đảm bảo cho mỗi người dân thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình vào đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của địa phương đề ra. Hàng năm có từ 85 đến 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Thôn đăng ký làng văn hóa và giữ vứng danh hiệu làng văn hóa được UBND huyện công nhận.
      Điều 2: Các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống và làm việc trên địa bàn của thôn Tiên Chu phải nghiêm túc thực hiện tốt những quy định trong hương ước này một cách đúng đắn, đầy đủ và công bằng.
Những sửa đổi, sửa chữa hương ước này phải được sự đồng ý của toàn thể nhân dân trong thôn.
CHƯƠNG II.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
       Điều 3:  Giờ giấc sinh hoạt, làm việc của các gia đình và các thành viên trong thôn xóm quy định từ 5 giờ đến 22h hàng ngày và từ 22h đến 5 giờ sáng là nghỉ đêm.
 - Mỗi gia đình đều phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn gia đình văn hóa gồm các nội dung sau:
 + Các gia đình vận động con cháu thực hiện tốt chính sách về dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tiêm phòng đầy đủ cho con tại trạm y tế xã.
 + Bảo vệ quyền chăm sóc cho trẻ em, xây dựng gia đình văn hóa, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, phòng chống bạo lực từ gia đình không được cho con cháu cưới tảo hôn.
 + Các gia đình có trách nhiệm nuôi dạy các con khỏe mạnh được học hành, không được ngược đãi đánh đập con cháu, không để cho con cháu vướng vào các tệ nạn xã hội.
 + Nhân dân trong thôn tự nguyện mua thẻ bảo hiểm y tế, tham gia mua bảo hiểm thân thể cho phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục , thể thao, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
+ Các hộ dân sống thường trú hoặc cá nhân sống tạm trú thường xuyên trong thôn phải tham gia vào các hội đoạn thể của thôn ít nhất có 1 thành viên tham gia.
+ Việc đóng góp xây dựng địa phương theo mức đóng góp trong 5 năm gần nhất theo quy định của hội đoàn thể.
      Điều 4: Xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong thôn xóm, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn loạn, ốm đau. Khi xảy ra tranh chấp hòa giải là chính.
      Điều 5: Các hộ gia đình thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp thuế, quỹ cho nhà nước. Các khoản đóng góp, quyên góp do nhân dân tự  bàn đóng góp xây dựng thôn, xóm phải đầy đủ. Nếu hộ nào không đóng góp làng không có trách nhiệm đối với những việc cần thiết của hộ gia đình đó.
      Điều 6: Làm tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi có hiệu quả cần tập trung chú trọng vùng lúa hàng hóa, chăm sóc các loại cây trồng cho thu hoạch cao. Từng bước giảm nghèo bền vững.
      Điều 7: Có trách nhiệm giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người phạm tội khi họ đã trở về hòa nhập tại thôn.
 - Các thành viên trong thôn tham gia sinh hoạt các tổ chức chính trị xã hội cho phù hợp với từng tổ chức.
 
CHƯƠNG III
MA CHAY, CƯỚI HỎI, LỄ HỘI
      Điều 8: Ma chay
  - Chấp hành nghiêm túc quy định khu nghĩa trang và việc tang văn minh. Thôn tiếp tục duy trì nghĩa trang, nghĩa địa, khu miếu, Gò Phát, Non Trang (riêng nghĩa trang Non Trang giữ nguyên không phát sinh mộ mới).
- Nghĩa trang chính là Đầm Ông và nghĩa trang Lục Bù, mộ phải để đúng quy hoạch vùng để tươi và vùng để khô.
- Về quy cách xây mộ không được xây quá to 3m, không xây tường bao giữ đất làm nghĩa trang gia đình trong khuôn viên đất tập thể quản lý. Mộ xây cách mộ là 0,5m. Không được chuyển mộ của hộ gia đình vào diện tích đất nông nghiệp được chia.
 - Khi có người qua đời, gia đình, cấp ủy, ban thôn các tổ chức chính trị, xã hội. Phối kết hợp tổ chức lễ tang chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm phù hợp với phong tục tập quán của thôn, không kiêng giờ, không bắc cầu, khóc mướn, không giải vàng mã và không được giải đường và giải xuống huyệt bất cứ một loại tiền gì, không thổi kèn thờ quá 22 giờ đêm, mỗi gia đình trong thôn phải có ít nhất 1 người tham dự lễ tang.
- Thi hài người quá cố yêu cầu gia đình không để quá 24 giờ (đối với người bị chết do dịch, có thể lây sang người) còn các trường hợp khác không để quá 36 giờ trong nhà, gia đình phải phối hợp với ban tang lễ tổ chức lễ tang lễ truy điệu, lễ tang tổ chức trang ngiêm. Sinh hoạt trưa là 11 giờ, buổi chiều là 17 giờ. Để thể hiện giữa người sống và người đã chết, lễ cúng 3 ngày tuần tứ của 49 ngày, 100 ngày, cải tang chỉ tổ chức nội bộ trong gia đình, không nên phô trương.
 - Lễ phúng viếng trong đám tang thực chất là gửi gắm qua nén nhang, nải quả, của gia tộc, làng xóm, bạn bè thân bằng cố hữu là lời chia buồn đối với tang chủ, việc phúng viếng là lòng thành trên cơ sở tự giác, không phúng viếng bằng lễ chín để đảm bảo vệ sinh chung.
- Ban tang lễ phân công xóm nào có người qua đời xóm đó cùng gia đình chịu trách nhiệm lấy huyệt và đắp mộ cho người quá cố. Xóm bên cạnh chuẩn bị xe. Cá nhân làm văn hóa của thôn cùng gia đình tang quyến trang trí khu làm lễ viếng. Các xóm còn lại ban thôn lên danh sách làm đô tùy, phụ trách đánh trống, đánh chiêng, các đoàn thể có hội viên qua đời rước cờ, phướn, gia đình tổ chức khiêng bàn vong, vòng hoa và nước uống.
- Việc cải táng phải đầy đủ theo tập tục 36 tháng, sau khi cải táng phải đốt hết các chất thải rồi lấp đất xuống hố san bằng phẳng đảm bảo vệ sinh môi trường khu nghĩa địa. Trước khi cải táng gia đình phải báo cáo ban thôn và đặt cọc 500.000 đồng, khi cải táng xong sau 15 ngày  thôn kiểm tra gia đình nào thực hiện tốt vệ sinh như đã cam kết ban thôn sẽ hoàn lại 500.000 đồng. gia đình nào thực hiện không tốt ban thôn giữ lại 500.000 đồng để thuê người làm vệ sinh.
- Mỗi đám tang gia đình đóng 100.000đồng cho thôn để phục vụ tang lễ.
- Thôn tiếp tục thực hiện tang văn minh tiến bộ, động viên gia đình có người quá cố đi hỏa táng.
     Điều 9: Cưới hỏi.
- Tổ chức lễ cưới, xây dựng gia đình cho các con, các cháu là quy luật, mọi gia đình phải thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đinh, tôn trọng tìm hiểu của các con các cháu, cấm gia đình ép buộc,không được cưới tảo hôn, gia đinh nào cưới tảo hôn các đoàn thể và nhân dân không đến dự đám cưới. Đề nghị trên xử lý theo pháp luật, xây dựng cho các con các cháu là chính, không thách cưới đối với gia đình nhà trai. Trong đám cưới hạn chế rượu bia, không được mời thuốc lá, khuyến khích cô dâu mặc áo dài truyền thống dân tộc, về tổ chức đám cưới văn minh, tiết kiệm, không ăn uống linh đình, không gây tốn kém cho cả hai gia đình khách mời không quá 50 mâm. Trước khi tổ chức đám cưới đôi nam nữ phải ra đăng ký kết hôn tại UBND xã.
 - Việc mừng cưới thể hiện đúng tình cảm mà đến với nhau, không phân biệt mâm cỗ với đồng tiền mừng cho nhau, không lấy việc mừng cưới làm ơn nghĩa, không tính toán cầu lợi trong việc tổ chức đám cưới, thể hiện vui vẻ, lành mạnh phù hợp với kinh tế từng gia đình, không mở loa đài đĩa nhạc quá 22 giờ đêm.
- Gia đình phối kết hợp với thôn làm tốt trật tự và bảo vệ tài sản cho khách đến dự đám cưới tại gia đình nhà mình, đặt cọc 500.000 ngàn đồng, gia đình để xẩy ra đánh nhau tại đám cưới do người nhà gây lên thôn giữ lại 500.000 ngàn đồng giải quyết hậu quả, nếu gia đình nào thực hiện tốt thôn hoàn lại 500.000đ.
   Điều 10: Lễ tết, lễ hội.
- Việc tổ chức lễ tết, lễ hội phải được lãnh đạo địa phương đồng ý mới được tổ chức, nội dung tổ chức lễ tết, lễ hội phải được trang nghiêm, có nội dung lành mạnh, phải khơi dậy truyền thống tốt đẹp của thôn, có tính nhân phẩm giáo dục đạo đức, không truyền bá những tà đạo mới.
- Việc tổ chức tế lễ đình, chùa, nhà thờ là tín ngưỡng tôn giáo, phải coi đình chùa, nhà thờ là nơi di sản văn hóa, là nơi thức tỉnh mọi người tu nhân tích đức, tổ chức tế lễ lành mạnh, văn minh, không lợi dụng mê tín dị đoan, không mang màu sắc chính trị.
- Mọi người dân đến tuổi nam 45 tuổi tham gia hội đình, nữ 50 tuổi tham gia hội chùa. Nếu sống tại thôn không tham gia, khi kết nạp vào 2 hội trên việc đóng góp tính bằng người vào hội lúc đến tuổi.
      Điều 11: Lễ mừng thọ.
 - Việc tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi là thể hiện tấm lòng của con, cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Không được tổ chức linh đình gây tốn kém, chỉ tổ chức trong gia đình, dòng tộc không mời khách.
 - Nghiêm cấm việc mở rộng, không được tính toán đến hiệu quả kinh tế để tránh tình trạng người được mời lại vừa mừng vừa lo, tổ chức lễ mừng thọ phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mình.
CHƯƠNG IV.
TRẬT TỰ - AN NINH.
      Điều 12: Thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm vắng, tạm trú và đăng ký hộ tịch, hộ khẩu. Các gia đình có khách nghỉ qua đêm phải báo xóm trưởng, thời gian số người để xóm trưởng báo cáo trưởng thôn.
 - Làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy trong thôn và các gia đình. Cấm sử dụng các loại súng tự chế đồ trơi nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người, không được lưu hành trong thôn. Các gia đình có việc đột xuất đi lại quá 22 giờ đêm phải dùng đèn bin chiếu sáng. Khi sảy ra cháy nhà, có trộm thôn sẽ đánh kẻng theo lệnh 3 tiếng 1, nhân dân trong thôn tập chung khu vực cháy  nhà để dập lửa và bắt trộm.
      Điều 13: Thực hiện có hiệu quả phòng chống các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp vặt, truyền bá văn hóa đồi trụy, không gây gỗ đánh nhau, hạn chế các vụ việc xảy ra trong thôn.
     Điều 14: Tăng cường bảo vệ đường dây tải điện, hệ thống truyền thanh, dây cáp quang, hệ thống mương cứng, cây xanh khu công cộng nhà văn hóa của thôn và khu tâm linh. Không dắt trâu bò, thả gia cầm, phá hoại lúa , hoa màu của người dân trong thôn nếu cố tình để phá hoại hoa mầu phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo thỏa thuận giữa hai bên gia đình. Đối với trâu bò hoặc người phá hoại cây xanh khu công cộng, khu tâm linh thì phải phạt từ 200.000 đến 300.000đ theo hương ước.
      Điều 15: Các quy định bảo vệ đường giao thông.
- Cấm đào phá, đổ đất gần trục đường giao thông, đảm bảo các tuyến đường trong thôn được sạch sẽ.
- Không được để vật liệu trên đường, không phơi các loại nông sản, phế phẩm trên đường, gây cản trở việc đi lại của nhân dân trong thôn.
- Nhân dân trong thôn chấp hành nghiêm luật lệ an toàn giao thông, không lấn chiếm đường. Hàng năm các hộ gia đình phải đóng góp để tu sủa các tuyến đường bị hư hỏng. Đảm bảo việc đi lại của nhân dân.
Điều 16: Nghiêm cấm nhân dân trong thôn không nên khiếu kiện đông người, vượt cấp, hoặc tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng.
Điểu 17: Thực hiện luật đất đai và tài sản công.
- Công tác quản lý đất đai và tài sản công gồm các loại đất
+ Đất mương nội đồng
+ Đất đường làng ngõ xóm
+ Đất ao hồ, đầm thôn quản lý
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa
+ Đất khu di tích, khu văn hóa
+ Đất xen kẹt, đất gò đồi nhận bàn giao từ HTX nông nghiệp trước đây.
Các loại đất trên các hộ gia đình không được tự tiện lấn chiếm. Chỉ có khi nào hỗ trợ bồ thường hoặc chuyển mục đích sử dụng phải được sự nhất trí của cấp ủy ban thôn, đề nghị cấp trên trích phần trăm đẻ thôn xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tài sản công: Gồm các công trình do nhà nước hỗ trợ, các công trình do dân đóng góp xây dựng. nếu tập thể hoặc cá nhân xâm hại phải bồi thường thiệt hại và trả lại hiện trạng như cũ. Việc vi phạm thông báo trên hệ thống truyền thanh của thôn và các kỳ họp dân.
Nhân dân trong thôn thực hiện tốt luật đất đai, trật tự xây dựng không được vi phạm. Cấm trồng các loại cây lấy gỗ + Cây ăn quả + tre gần ruộng, phải cách ruộng canh tác từ 5m trở lên
Các hộ có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải có đề án chuyển đổi. Khi được cấp có thẩm quền cho phép mới được chuyển đổi.
Điều 18: Thực hiện nghiêm luật nghĩa vụ quân sự, đăng ký độ tuổi 17, tham gia tập huấn dân quân tự vệ, hàng năm có thanh niên lên đường làm nghĩa vụ theo chỉ tiêu trên giao.
CHƯƠNG V.
KHUYẾN HỌC – KHUYẾN TÀI.
     Điều 19: Động viên khuyến khích nâng cao dân trí về mọi mặt, cho các con các cháu học hết THPT và thi vào các trường đại học, cao đẳng. quan tâm đến các gia đình nghèo vượt khó nuôi con trưởng thành. Trong thôn giá đình nào có cháu học giỏi cấp huyện được thưởng 100.000 đồng. Cấp thành phố 150.000 đổng. Các cháu thi đỗ vào các trường đại học nguyện vọng 1 được thưởng 200.000 đồng. Các gia đình có con cháu đi thi TDTT, văn hóa, xã hội cấp thánh phố trở lên thưởng 150.000 đồng.
- Để làm tốt công tác khuyến học , khuyến tài mỗi gia đình trong thôn đóng 20.000 đồng trở lên/1 năm.
-  Mức khen thưởng, đống góp có thể điều chỉnh hàng năm cho phù hợp.
CHƯƠNGVI.
CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG,
BẢO VỆ PHÁT TRIỂN CÂY XANH
     Điều 20: Quy định về vệ sinh môi trường
 - Các hộ gia đình thường xuyên quét dọn làm tổng vệ sinh thứ 7 hàng tuần tại khu vực nhà mình, khơi thông cống rãnh, mỗi gia đình có 1 hố rác để sử dụng và đốt rác, không được vứt rác ra đường làng. Mỗi tháng từ 1- 2 lần các xóm + các nghành đoàn thể phát quang hành lang giao thông, quét dọn đường làng ngõ xóm vào ngày 15 và 30 hàng tháng.
- Các xác chết động vật phải chôn, lấp đất cẩn thận, không được vứt bừa bãi làm ảnh hưởng tới môi trường, từng hộ gia đình phải có công trình vệ sinh riêng, kín đáo, sạch sẽ. Không được đổ nước thải ra đường, nếu gia đình nào cố tình sẽ bị thôn phạt từ 200.000 đ đến 300.000 đồng theo hương ước.
- Nghiêm cấm vứt các vỏ chai, vỏ thuốc trừ sâu, phải thu gom sạch sẽ về gia đình sử lý, nếu gia đình nào vẫn vứt bừa bãi thôn và xóm nhắc nhở 2 lần, lần thứ 3 vẫn cố tình thôn sẽ phạt từ 200.000 đ - 300. 000 đồng. theo hương ước.
- Các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm ( số lượng nhiều) chuồng trại làm cách xa nhà ở, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.
     Điều 21: Quy định bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
- Nhân dân trong thôn làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở khu công công và khu tâm linh như Đình Chùa làng, không được tự ý chặt phá. Nếu ai vi phạm phải chịu bồi thường thiệt hại , chịu trách nhiệm trước pháp luật.
CHƯƠNG VII.
 KHEN THƯỞNG – KỶ LUẬT.
     Điều 22: Hàng năm thôn xem xét, cán bộ và cá nhân thực hiện tốt các nội dung của hương ước. Đề nghị trên tặng giấy khen và khen thưởng hộ và cá nhân tiêu biểu.
     Điều 23: Nghiêm khắc phê phán những hộ gia đình và cá nhân vi phạm hương ước, như kiểm điểm trước dân, phạt theo hương ước, nặng thì đề nghị truy tố trước pháp luật.
 
PHÊ DUYỆT CỦA CẤP CÓ THẨM QUYỀN
 
 
 
 
 
 
 
 
BÍ THƯ CHI BỘ
TRƯỞNG BAN CTMT
TRƯỞNG THÔN
 
 
 
 
 
 
 
        
 
 
 
 
 
 
 
 
Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00775912

Hôm nay: 137

Ngày hôm qua: 400

Tháng này: 8523

Tháng trước: 8631

Tất cả: 775912


Đang Online: 4
IP: 3.144.35.148
Mozilla 0.0