Đại đức Thích Chánh Thuần - Dự thảo kế hoạch xây dựng quy chế tổ chức, quản lý, phản biện, in ấn, phát hành Tạp chí Hoằng pháp Phật giáo.

06/01/2021
 
Bản dự thảo được thực hiện năm 2018 theo định hướng của Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ(Phó Ban hoằng pháp Trung Ương) . Nhưng do cơ chế quy định pháp luật vầ vấn đề cấp phép tạp chí khoa học thay đổi, nên  "Tạp chí khoa học hoằng pháp" không thể thực hiện được. Phòng đào tạo giảng sư cung cấp bản dự thảo "tạp chi khoa hoặng hoằng pháp" để quý độc giả tham khảo. 



BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GHPG VIỆT NAM
 
DỰ THẢO KẾ HOẠCH
Xây dựng quy chế tổ chức quản lý, phản biện, in ấn, phát hành
Tạp chí Hoằng pháp Phật giáo
                   
Thực hiện: Đại đức Thích Chánh Thuần
 
Chương I
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
 Điều 1. Tên Tạp chí, cơ cấu tổ chức, mục đích hoạt động
1. Tên Tạp chí: 
Có mấy tên được đề xuất dưới đây:
- Tạp chí khoa học – Hoằng pháp Phật giáo
- Tạp chí khoa học Phật giáo.
- Tạp chí Hoằng pháp
- Tạp chí Phật học.
2. Đơn vị chủ quản, văn phòng.
- Đơn vị chủ quản tạp chí là Ban hoằng pháp Trung ương GHPG Việt Nam.
- Văn phòng: trụ sở văn phòng tại chùa Vạn Phúc, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
2. Cơ cấu tổ chức của Tạp chí:
- Tổng Biên tập,
- Phó Tổng Biên tập
- Hội đồng biên tập
- Ban Thư ký tòa soạn
- Các cộng tác viên.
3. Mục đích xuất bản
          Mục đích của Tạp chí hoằng pháp nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu Phật học….
         
Điều 2. Phạm vi, đối tượng đăng bài, nội dung.
1. Các bài báo, công trình nghiên cứu mới, tổng quan hoặc chuyên sâu, có giá trị khoa học và thực tiễn, thuộc các lĩnh vực Phật giáo.
2. Đối tượng viết và đăng bài là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, Chư tôn Đức Ban Hoằng Pháp Trung Ương, chư tôn đức giảng sư các trường Phật học, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các trường Học viện Phật giáo, trường Cao cấp giảng sư.
3. Nội dung.
Tạp chí Khoa học đăng tải các bài báo khoa học Phật giáo; công bố các công trình nghiên cứu khoa học Phật giáo; thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học Phật giáo; trao đổi các nội dung mang tính học thuật, quan điểm khoa học, phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học mới của Phật giáo; giới thiệu thông tin nghiên cứu khoa học Phật giáo, các hoạt động khoa học Phật giáo trong nước và nước ngoài.
Điều 3. Hình thức bài báo
          Bài báo khoa học gồm các thành phần sau:
1. Tựa bài báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh
2. Tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh không quá 10 dòng. Tóm tắt tiếng Việt đặt sau tiêu đề bài báo và tên tác giả bài báo; Bài báo toàn văn không dài quá 10 trang đánh máy. Phần tóm tắm  bao gồm: Khái quát về mục đích, phương pháp nghiên cứu, kết quả đạt được và các kết luận chính. Tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh không khác biệt về nội dung, ý nghĩa.
3. Từ khóa: Từ khóa được trình bày theo thứ tự alphabet, không quá 5 từ. Từ khóa bằng tiếng Việt và tiếng Anh phải tương đương về nội dung, ý nghĩa của từ.
4. Nội dung bài báo
5. Tài liệu tham khảo: Phần Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự trích dẫn trong bài (ghi tên đối với người Việt, họ với người nước ngoài), không trích dẫn quá 10 tài liệu và được ghi theo trình tự: số thứ tự, tên tác giả, năm xuất bản, tên ấn phẩm, cơ quan xuất bản, tập, số, nơi xuất bản, trang trích dẫn. Các tên nước ngoài được ghi bằng ký tự Latinh.
6. Cuối bài viết ghi thông tin về tác giả: Họ và tên, học hàm, học vị, chức vụ công tác, nơi công tác, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, email.
Bài báo được đánh máy trên khổ giấy A4, phông chữ (font) Times New Roman (unicode), cỡ chữ (size) 12 thống nhất cho toàn bài, lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, cách trên, cách dưới 2,5 cm, giãn dòng (exactly) 17pt. Cuối bài có ghi rõ họ tên, học hàm học vị, cơ quan công tác, địa chỉ, số điện thoại của tác giả. Ban Biên tập chỉ nhận những bài có bố cục rõ ràng, cô đọng, súc tích (bản mềm gửi qua email).
Các bài báo được gửi đến, phải đảm bảo chưa đăng trên bất kỳ ấn phẩm nào khác.
 
Chương II
QUY TRÌNH GỬI BÀI, PHẢN BIỆN, IN ẤN, PHÁT HÀNH
 
Điều 4. Quy trình gửi bài, phản biện
1. Tác giả gửi bài báo, công trình nghiên cứu cho Ban Biên tập qua email: tapchihoangphap@gmail.com (hoặc của Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Tòa soạn). Thư kí Tòa soạn có trách nhiệm xem xét, lược bỏ các bài không đúng quy cách (theo thể lệ gửi bài) hoặc không đáp ứng yêu cầu của một bài báo khoa học. Căn cứ vào nội dung chuyên môn của bài báo, Thư ký toà soạn gửi bài báo cho các chuyên gia để phản biện. Thời gian phản biện không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được bài báo.
2. Mỗi bài báo được gửi cho 02 phản biện độc lập. Nội dung nhận xét, phản biện bài báo khoa học bao gồm: ý nghĩa, giá trị khoa học của vấn đề, nội dung, kết quả nghiên cứu; mức độ đáp ứng các quy định về bố cục và hình thức bài báo; kiến nghị sửa chữa, bổ sung…
3. Thư ký tòa soạn có trách nhiệm chuyển các yêu cầu, đề nghị sửa chữa, bổ sung cho tác giả bài báo. Sau 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu sửa chữa, bổ sung, nếu tác giả bài báo không chỉnh sửa và gửi lại Ban Biên tập thì coi như không có nhu cầu đăng bài báo. Bài báo chỉ được phép công bố khi tác giả đã chỉnh sửa theo yêu cầu của phản biện.
4. Mỗi bài báo đứng tên một tác giả, nếu có cộng sự hoặc đồng tác giả thì số lượng không quá 05 người.
5. Ban Biên tập không trả lại bản thảo nếu bài không được đăng. Bài đề nghị đăng số này nếu không sắp xếp được sẽ đăng ở số sau.
6. Điều kiện được đăng.
Các bài gửi đăng phải có nội dung khoa học theo đúng tôn chỉ, mục đích của Tạp chí Khoa học và chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí nào hoặc các dạng xuất bản phẩm khác; Bài báo chưa được công bố trên các Tạp chí và các ấn phẩm in hoặc điện tử khác; Bài báo đã thông qua phản biện; đã chỉnh sửa theo ý kiến (nếu có) của phản biện, của Ban biên tập và Ban thư ký; Bài báo đã được biên tập và được Tổng biên tập duyệt cho đăng; Trong trường hợp đặc biệt, Tổng biên tập sẽ quyết định cho phép đăng; Đối với các bài báo không thông qua phản biện bao gồm: Các bài báo đặt hàng cho các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong các lĩnh vực theo yêu cầu của Tổng biên tập; các bài báo mang tính trao đổi học thuật; giới thiệu thông tin khoa học, các hoạt động khoa học trong nước và ngoài nước. Các bài báo này được biên tập lại (nếu có) bởi các biên tập viên được phân công, được xác nhận lại của tác giả và được Tổng biên tập duyệt cho đăng.  
Điều 5. In ấn
1. Mỗi số Tạp chí Khoa học đăng không quá 20 bài, tùy số lượng và số trang của các bài báo gửi đăng.
2. Biên tập kỹ thuật chịu trách nhiệm rà soát, chỉnh sửa bản gửi in và bản bông theo đúng quy định về hình thức của Tạp chí, lập danh sách tác giả, bài báo gửi đăng mỗi số, ngày nhận, ngày phản biện, người phản biện… báo cáo Tổng Biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập trước khi chuyển in.
3. Mỗi số Tạp chí in 1000 cuốn. Trường hợp thay đổi số lượng bản in phải do Tổng Biên tập đề nghị và Hiệu trưởng phê duyệt.
4. Tạp chí Khoa học được gửi in tại các nhà xuất bản.
Điều 6. Phát hành
1. Tạp chí Khoa học của Ban hoằng pháp Trung ương được  phát hành và nộp lưu chiểu theo quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí được cấp.
2. Mỗi bài báo được đăng được nhận 02 cuốn.
3. Thư ký Tòa soạn chịu trách nhiệm việc phát hành và nộp lưu chiểu ngay sau khi in ấn mỗi số. Việc phát hành được thực hiện qua đường bưu điện.
Điều 7. Quy trình xét duyệt bài báo.
1. Nhận bài viết từ tác giả:
Ban thư ký tòa soạn nhận bài viết từ tác giả và ghi vào sổ nhận bài; tập hợp, chuyển bài báo cho thường trực Ban biên tập. Thời gian tối đa là 3 ngày.
2. Sơ duyệt:
Thường trực Ban biên tập:

  • Sơ duyệt các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài báo. Những bài viết không đúng quy cách của một bài báo khoa học hoặc có nội dung không phù hợp sẽ bị từ chối, thông báo đến tác giả thông qua Ban thư ký tòa soạn;  
  • Những bài đủ điều kiện, được Thường trực Ban biên tập phân loại ghi mã số bài báo chuyển đến Tổng biên tập theo Mẫu TC-01 (Phụ lục II). Thời gian tối đa là 3 ngày.
3. Phân công và gửi phản biện:
  • Tổng biên tập phân công phản biện (đối với các bài báo phải thông qua phản biện) trên cơ sở danh sách phản biện do Hội đồng biên tập, các nhà khoa học giới thiệu;   
  • Ban thư ký tòa soạn gửi bài báo đến phản biện theo Mẫu TC-02 (Phụ lục II). Thời gian tối đa là 3 ngày.
 4. Phản biện:
  • Phản biện thực hiện việc nhận xét, thẩm định các nội dung của bài báo theo yêu cầu của Tạp chí Khoa học theo Mẫu TC-02 (Phụ lục II) và theo đúng thời gian quy định;
  • Phiếu nhận xét phản biện phải ghi ngày tháng, ký tên và gửi cho Ban thư ký qua bưu điện, Email hoặc trực tiếp tại tòa soạn. Thời gian tối đa là 14 ngày.
5. Kết quả phản biện:
  • Ban thư ký tập hợp, trình Tổng biên tập về kết quả phản biện theo Mẫu TC-03 (Phụ lục II);
  • Trên cơ sở ý kiến của Tổng biên tập, Ban thư ký:
+ Gửi bài báo cho tác giả chỉnh sửa theo ý kiến phản biện; 
+ Trường hợp ý kiến của phản biện 1 không rõ ràng hoặc có ý kiến khác từ Thường trực Hội đồng biên tập thì bài báo được gửi cho phản biện 2 nếu được tổng biên tập cho phép. Thời gian tối đa là 7 ngày.
            6. Biên tập bài báo:

  • Các bài báo không phải chỉnh sửa, các bài báo đã được tác giả chỉnh sửa theo ý kiến của phản biện (đối với các bài báo phải thông qua phản biện); các bài báo không phải thông qua phản biện đều được biên tập theo đúng yêu cầu của Tạp chí Khoa học;
  • Tổng biên tập phân công biên tập viên để biên tập các bài báo;
  • Ban thư ký chuyển bài báo đến từng biên tập viên theo sự phân công của Tổng biên tập. Thời gian tối đa là 3 ngày;    
  • Các biên tập viên thực hiện việc biên tập theo yêu cầu về nội dung và hình thức của bài báo. Thời gian tối đa là 4 ngày.    
7. Xét duyệt, xếp hạng và duyệt đăng bài báo:
  • Hội đồng biên tập (hoặc thường trực) rà soát, phân loại, xét duyệt các bài báo đã được biên tập trước khi trình Tổng biên tập duyệt đăng;
  • Hội đồng biên tập (hoặc thường trực) đề xuất xếp hạng bài báo;
  • Trên cơ sở đề xuất của Hội đồng biên tập, Tổng biên tập duyệt đăng bài báo;
  • Các bài báo được Tổng biên tập duyệt đăng theo Mẫu TC-04 (Phụ lục II) sẽ được Ban thư ký gửi cho tác giả hiệu đính trước khi gửi in ấn. Thời gian tối đa là 7 ngày.
            8. Biên tập, rà soát bản thảo, duyệt in:
  • Biên tập bản thảo Tạp chí Khoa học (bao gồm: các bài báo, thiết kế bìa, hình ảnh, quảng cáo, thông tin đã được duyệt); Biên tập viên được phân công;
  • Ban thư ký rà soát lỗi trước khi gửi bản thảo Tạp chí Khoa học đến cơ sở in ấn;
  • Sau khi cơ sở in ấn hoàn thành chế bản, Ban thư ký đọc, rà soát chế bản trước khi trình Tổng biên tập duyệt cho in theo Mẫu TC-05 (Phụ lục II). Thời gian tối đa là 7 ngày.
            9. In ấn, nộp lưu chiểu, phát hành, đưa Tạp chí Khoa học lên website:
  • Cơ sở in ấn thực hiện việc in ấn đúng bản thảo và số lượng in ấn theo hợp đồng;  
  • Ban thư ký tiến hành nộp lưu chiểu theo quy định;
  • Ban thư ký phát hành Tạp chí Khoa học đến đúng địa chỉ và số lượng đã được Tổng biên tập phê duyệt;
  • Ban thư ký thực hiện chế độ lưu trữ;
  • Ban thư ký đưa Tạp chí Khoa học lên website của Tạp chí Khoa học
 
Chương III
KINH PHÍ VÀ THANH TOÁN
Điều 7. Kinh phí
1. Kinh phí chi cho hoạt động xuất bản Tạp chí Khoa học (công tác phản biện, in ấn…) do Ban hoằng pháp Trung ương chịu trách nhiệm.
2. Mỗi bài báo được đăng sẽ được nhận nhuận bút là:……….
Điều 8. Thanh toán
1. Kinh phí chi cho hoạt động xuất bản Tạp chí Khoa học được thanh toán theo theo từng số và theo định mức do Trưởng Ban hoằng Pháp Trung ương phê duyệt.
2. Chi phí in ấn, phát hành thanh toán theo từng Hợp đồng cụ thể.
 Điều 9. Tạp chí trực tuyến.

  • Xin cấp giấy phép mở tạp chí trực tuyến có địa chỉ là: tapchihoangphap.com;
Điều 10. Hội thảo khoa học thường niên.
  • Vào tháng 11 âm lịch hàng năm, tổ chức hội thảo khoa học thường niên. \
     
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện
1. Tổng Biên tập chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc xuất bản Tạp chí Khoa học, đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, đáp ứng các quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và Giấy phép hoạt động báo chí được cấp.
2. Ban thư ký tòa soạn chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức phản biện, in ấn, phát hành, thanh toán các số Tạp chí Khoa học theo quy định.
 

   
 
DỰ KIẾN ĐỊNH MỨC CHI, THU HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
TẠP CHÍ KHOA HỌC – BAN HOẰNG PHÁP TRUNG
ƯƠNG
1.      Chi cố định 

Chi phản biện, biên tập :  
       Phản biện (02 người) 300.000đ/bài/người
       Làm bản gốc 5.000đ/trang
       Hiệu đính tóm tắt tiếng Anh 50.000đ/bài
       Đọc và sửa chữa bản in 4.000đ/trang
Chi in ấn : Theo hợp đồng và hóa đơn thanh toán thực tế
 2.      Thu (sau khi có chứng nhận ISSN)
- 600.000đ/bài
 
 


Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00775602

Hôm nay: 227

Ngày hôm qua: 203

Tháng này: 8213

Tháng trước: 8631

Tất cả: 775602


Đang Online: 2
IP: 18.217.220.114
Mozilla 0.0