Đại đức Thích Chánh Thuần - Thuyết minh ý tưởng Dự án Văn Từ(Văn miếu) Thượng Phúc huyện Thường Tín.

01/11/2018
THUYẾT MINH Ý TƯỞNG DỰ ÁN
tu bổ. tôn tạo, trùng tu Văn Từ Thượng Phúc.
Địa điểm: Thôn Văn Hội, Xã Văn Bình, Huyện Thường Tín Thành phố Hà Nội”


 
Đại đức Thích Chánh Thuần.
 
 
PHẦN I. DÀN Ý.
 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
  • Các căn cứ pháp lý
  • Các căn cứ khoa học
  • Các quy trình quy phạm chuyên nghành áp dụng
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÔN VĂN HỘI VÀ VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC
  1. Khái quát về thôn Văn Hội.
  2. Khái quát về Văn Từ Thượng Phúc.
    1. Sơ lược về huyện Thượng Phúc
    2. Khái quát về truyền thống khoa bảng huyện Thường Tín(Thượng Phúc xưa)
    3. Lịch sử và truyền thống Văn Từ Thượng Phúc.
  3. Giá trị Khoa học, giáo dục, kiến trúc, lịch sử, di tích, văn hóa, tâm linh, truyền thống của Văn Từ Thượng Phúc.
CHƯƠNG III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRÙNG TU
  1. Hiện trạng Văn Từ Thượng Phúc.
    1. Hiện trạng tổng thể khuôn viên Văn Từ Thượng Phúc.
    2. Hiện trạng các hạng mục trong Văn Từ Thượng Phúc.
    3. Sự cần thiết phải đầu tư.
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG DỰ ÁN.
  1. Mục đích dự án.
  2. Phương án tu bổ, phục hồi, tôn tạo
    1. Nguyên tắc tu bổ, tôn tạo, phục hồi.
    2. Quy hoạch tổng thể.
    3. Phương án tu bổ tôn tạo các hạng mục.
CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP MẠNG LƯỚI VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, TỔ CHỨC THI CÔNG.
  1. Giải pháp mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật.
    1. Giải pháp mặt bằng.
    2. Giải pháp kiến trúc
    3. Giải pháp kết cấu
    4. Giải pháp về Phòng cháy chữ cháy, chống mối mọt.
    5. Giải pháp vệ sinh môi trường.
    6. Giải pháp giao thông.
  2. Giải pháp tổ chức thi công.
    1. Giải pháp kinh tế.
    2.  Giải pháp tổ chức.
    3. Giải pháp truyền thông.
    4. Giải pháp giai đoạn.
  3. Tính khả thi.
  • Giải phóng mặt bằng
  • Giai đoạn 1
  • Giai đoạn 2
CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
  1. Cơ sở chọn hình thức đầu tư.
  2. Lựa chọn hình thức đầu tư và quy mô xây dựng.
  3. Tiến độ thực hiện dự án.
  4. Hình thức quản lý dự án.
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬT KHUYẾN NGHỊ.
  1. Kết luận
  2. Khuyến nghị.
PHỤC LỤC.
  • Hình ảnh hiện trạng.
  • Trích lục Bản đồ Văn Từ Thượng Phúc.
  • Bản vẽ 3D Văn Từ Thượng Phúc.
  • Bản quy hoạch thiết kế Văn Từ Thượng Phúc.
  
 
 
PHẦN II. NỘI DUNG.
 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Các căn cứ pháp lý
  • Luật xây dựng
  • Luật Tôn giáo
  • Các nghị định thông tư chuyên ngành
2.Các căn cứ khoa học
  • Căn cứ hệ thống văn bia tại Văn Từ Thượng Phúc, thôn Văn hội, xã Văn Bình,  huyện Thường Tín.
  • Căn cứ tài liệu thác bản văn khác Hán nôm của Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam, Viện Hán Nôm.
  • Căn cứ hệ thống địa bạ cổ Hà Nội.
  • Tư liệu kiến trúc cổ Hà Nội.
  • Hệ thống tư liệu hương ước, thần tích thần sắc, thống kê văn bia, thống kê sắc phong cổ của thôn Văn Hội.
3. Các quy trình quy phạm chuyên nghành áp dụng
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam năm 1997
  • Quy trình thiết kể tổ chức thi công
  • Quy trình đánh giá tác động môi trường 22TCN 237 – 97
  • Các quy chuẩn, quỹ phạm, tài liệu chuyên nghành khác có liên quan.
 
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÔN VĂN HỘI VÀ VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC

1. Khái quát về thôn Văn Hội.
Thôn Văn Hội thuộc xã Văn Bình, huyện Thượng Phúc, thành phố Hà Nội. Thủa xưa thôn Văn Hội thuộc xã Văn Giáp, tổng Thượng Hồng, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX thuộc tổng Thượng Cung, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
Đầu thời Lê, hai thôn Văn Hội và Văn Giáp vốn cùng một làng, có thờ chung chùa Hai Bà  là Pháp Vân, Pháp Lôi. Năm 1947, do tiêu thổ kháng chiến, chùa Pháp Lôi bị phá, nhân dân Văn Hội đã rước tượng Pháp Lôi về thờ ở chùa Phúc Hội.
Thôn Văn Hội có một ngôi Đình, một ngôi đền, một ngôi chùa, một Văn Từ. Theo bản Thần Tích Thần Sắc(FQ418) của lý trưởng Nguyễn Sán làng Văn Hội viết tay năm 1938 thì: thôn Văn Hội có thờ ba vị thành hoàng làng là: Đại Nam Đệ Nhất Tối Linh Pháp Vân, Đại Nam Đệ Nhất Tối Linh Pháp Lôi, Đức Linh Lang Đại Vương. Trong đó hai vị đầu là nhiên thần, vị sau là nhân thần. Sự thờ cúng ba vị Thành Hoàng làng này thủa xưa đến nay đều theo thôn Văn Giáp(xã Văn Bình). Đức Pháp Vân có 18 sắc phong, Đức Pháp Lôi có 12 sắc phong, đức Linh Lang Đại Vương có 23 sắc phong. Đức Pháp Vân, Pháp Lôi thờ bằng tượng ở đền trong chùa Phúc Hội(Bổ Đà), Đức Linh Lang Đại Vương thờ ở Đình.
Chùa Phúc Hội còn gọi là chùa Bổ Đà. Vì chùa nằm ở xứ Đồng Bổ Đà nên gọi là Bổ Đà. Tương truyền ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 11. Theo bia “Phúc Hội Bia”, do tiến sĩ Khoa Canh Thìn Vinh Lộc Đại Phu soặn khắc năm Hoằng Định Thứ 16 – 1615, thì ngồi chùa này được Quan Chỉ huy Sứ Mỹ Xuyên Nguyễn Văn Minh và vợ Trần Thị Ngọc Trân trùng tu xây dựng.
Hiện trong cổ của làng còn lại khoảng gần 20 tấm bia đá cổ, số lượng bia mất cũng tương đối; còn 01 bản thống kê văn bia, 01 bản thống kê thần tích thần sắc, 01 bản hương cổ viết tay năm 1934 khoảng 80 trang chữ Hán Nôm
Thôn có một Văn Từ Thượng Phúc, Văn từ này là nơi lưu danh các nhà Khoa bảng huyện Thường Tín mấy trăm năm nay.

2. Khái quát về Văn Từ Thượng Phúc.  
2.1  Sơ lược về huyện Thượng Phúc, Phủ Thường Tín.
2.1.1 huyện Thượng Phúc.
Huyện Thượng Phúc nay chính là huyện Thường Tín. Thủa xưa huyện Thượng Phúc thuộc Trấn Sơn Nam, bao gồm 12 tổng 81 xã thôn, nhân đinh 4586 người, ruộng đất có 26588 mẫu. Từ xa xưa nữa, thì Thượng Phúc là Châu Thượng Phúc, thời thuộc Minh đổi thành huyện Bảo Phúc, thuộc châu Phúc Yên thuộc phủ Giao Châu. Đời Lê Quang Thuận đổ thành huyện Thượng Phúc thuộc phủ Thường Tín.
Sau năm 1945, bỏ tên Thượng Phúc, đổi gọi lại thành Thường Tín, tách tổng Phượng Dực nhập vào phú Xuyên, lấy thêm bốn tổng của huyện Thanh Trì gồm Vân La, Thâm Thị, Ninh Xá, Hà Liễu.
Thượng Phúc xưa, đông tây cách nhau 20 dặm, nam bắc cách nhau 23 dặm. Phía Đông đến sông Nhị đối ngạn với địa giới huyện ĐÔng Yên tỉnh Hưng Yên 10 dặm, phía tây dến địa giới hai huyện Sơn Minh và Thanh Oai phủ Ứng Hòa 10 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phúc Xuyên 19 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Thanh Trì 4 dặm.

2.1.2 Phủ Thường Tín.
Thường Tín nguyên là đất Giao Chỉ đời Hán. Từ đời Trần trở về trước là Châu Thượng Phúc. Thời thuộc Minh là Châu Phúc Yên gồm ba huyện Phú Xuyên, Thanh Trì, Thượng Phúc. Thời Lê Quang Thuận đặt tên thành phủ Thường Tín. Năm cảnh hưng thứ hai Phủ Thường Tín thuộc hai lộ Sơn Nam, đời Tây Sơn thuộc Trấn Sơn Nam Thượng(có 4 phủ, 17 huyện, 140 tổng, 1132 xã thôn). Năm Minh Mệnh thứ 3 thuộc Trấn Sơn Nam, năm thứ 12 - 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, năm Thành Thái thứ 14 – 1902 thuộc tình Cầu Đơ, năm 1904 thuộc tỉnh Hà Đông.
Lúc đầu Phủ lỵ đặt ở xã La Phù huyện Thượng Phúc, năm Gia Long(1802 – 1819) dời đến địa phận xã Hà Hồi(Thường Tín), năm 1820 – 1840, đổi địa phận về xã Vân Nho. Lỵ sở của phủ cũng từng đặt tại địa phận hai xã Khê Hồi, Phương Quế.
Phủ Thường Tín nay không còn, tên Thường Tín nay là tên của huyện Thường Tín. Huyện Thường Tín bây giờ gồm huyện Thượng Phúc và một phần của huyện Thanh Trì xưa.
Sau năm 1945, huyện Thường Tín được thành lập trên cơ sở các tổng và các xã cũ. Hòa bình lập lại, qua nhiều lần đổi tên, năm 1965 Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây, 1975 thuộc Tỉnh Hà Sơn Bình, 1991 thuộc tỉnh Hà Tây, 2008 thuộc thành phố Hà Nội. Hiện nay Thường Tín có tổng cộng 29 đơn vị hành chính trị trấn, xã.

2.1.3 Khái quát về truyền thống khoa bảng huyện Thường Tín(Thượng Phúc xưa)
Huyện Thường Tín(Thượng Phúc) vốn được mệnh đanh là đất học đất danh hương, đất địa địa linh nhân kiệt, đã sản sinh ra nhiều bậc hào kiệt phù vua giúp nước, sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng đại khoa tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Lê Nguyên Kỷ… Theo thống kê chưa đầy đủ, Thường Tín có 128 nhà khoa bảng đỗ đại khoa tiến sĩ, có hai người đỗ trạng nguyên là Lê Nguyên Kỷ người Bình Vọng, và một người họ Phùng ở Thắng Lợi; có 03 người đỗ bảng nhãn, 02 người đỗ thám hoa. Dựa vào các tài liệu Viện Hán Nôm, và tài hệ thống Văn Bia tại Văn Từ Thượng Phúc thôn Văn Hội, xã Văn Bình thì huyện Thường Tín là huyện có số lượng nhà khoa bảng nhiều nhất trên toàn thành phố Hà Nội.
Thường Tín có nhiều làng khoa bảng như: Ba Lăng(Vũ Lăng)(Thắng Lợi) – 14 tiến sĩ, Nghiêm Xá 11 tiến sĩ, Bình Vọng – 9 tiến sĩ, Nhị Khê – 8 tiến sĩ, Thượng Phúc(Nguyễn Trãi) – 8 tiến sĩ, Văn Giáp – 7 tiến sĩ, Phương Quế - 7 tiến sĩ,  Vạn Điểm – 5 tiến sĩ, Yên Duyên – 6 tiến sĩ, Tử Dương – 4 tiến sĩ, , La Phù – 4 tiến sĩ.
Thường Tín Có Làng Ba Lăng(Vũ Lăng) xã Thắng Lợi, là là khoa bảng có nhiều người đỗ thứ 2 trong số các làng khoa bảng ở Hà Nội. Làng có nhiều người đỗ nhất ở Hà Nội là làng Đông Ngạc huyện Từ Liêm, có 21 tiến sĩ.
Phủ Thường Tín xưa có ba huyện Thanh Trì, Thượng Phúc, Phú Xuyên, ba huyện này có chung một trường học cấp phủ năm ở xã Hà Hồi, phía đông ngoại thành Hà Nội, được lập năm Minh Mệnh 1825. Văn Từ Thượng Phúc xưa cũng là một trường học của huyện.

2.1.4 Lịch sử và truyền thống Văn Từ Thượng Phúc
2.1.5
  Văn Từ là gì. 
Văn Từ là nơi thờ các bậc tiên hiền khoa bảng thủa xưa của một huyện, một phủ. Vào hai dịp lễ xuân thu nhị kỳ của một năm, các nhà khoa bảng, người đỗ đạt, các quan chức trong huyện thường đến đây tế lễ.
Văn từ cũng là nơi hoạt động của hội tư văn. Hội tư văn là hội của những người học hành thi cử.
Ở các làng thì thờ các nhà khoa bảng, tiên hiền ở Văn Chỉ. Văn chỉ không có mái tre, Văn Từ thì có mái tre.
Trong Văn Chỉ, Văn Từ thờ những người đỗ đạt gọi là Thanh Lưu. Song cũng có một số ít nơi thờ những người không đỗ đạt, nhưng có công xây dựng gọi là tạp lưu. Có nơi Văn từ cũng là trường học.

2.1.6 Lịch sử truyền thống Văn Từ Thượng Phúc.
Theo hệ thống văn bia còn lại ở Văn Từ Thượng Phúc, thuộc thôn Văn Hội, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, và thác bản văn bia 8196, 8197, 8198, 8199 của Viện Viễn Đông Bác Cổ, Viện Hán Nôm, Viện Hàn Lâm, thì Văn Từ Thượng Phúc là do tiến sĩ Dương Công Độ(Tứ Quý Hợi Khoa, đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân, Phụng Sai Thanh Hoa Sứ, Đốc Đồng Quan, Nội Tản Chi Hộ Phiên Cấp Sự Trung, ông người Nhị Khê) xây dựng tại xã Yên Duyên(tổng Tín Yên, nay thuộc thôn Yên Duyên xã Tô Hiệu, Thường Tín) vào năm Chính Hòa thứ 16 – 1695. Song hành với việc xây dựng Văn Từ, ông Dương Công Độ soạn văn, khắc lên trụ bia đá có bốn mặt chữ về tên tuổi của 75 nhà Khoa bảng Đại khoa – Tiến sĩ của huyện Thượng Phúc. Ông Dương Công Độ khảo cứu hai nguồn tư liệu chính là Đăng Khoa Lục, và Văn bia Văn Miếu Quốc Tử Giám tại thời điểm này, thì ông thấy có ghi chép rõ họ tên 44 tiến sĩ của huyện Thượng Phúc. Ông tiến hành nghiên cứu thực địa thông qua hệ thống văn bia văn chỉ, hệ thống gia phải của các dòng họ thì sưu tầm được 31 tiến sĩ của huyện để lên bia, tổng cổng là 75 vị. Thế hệ sau ông một thời gian thống kê tiếp được hơn 5 tiến sĩ khắc lên bia, thành 81 Tiến Sĩ.
Vào năm Bính Thân, ông Hoằng Phúc Giám Sinh Đinh Tông Thuyên, con trai nối dõi là Hoài An Tri Huyện Đinh Bá Thường thừa mệnh Bản huyện cùng các quan Triều Đình(Binh Sứ Bắc Quận Công, Phượng Dực Thái Bảo Võ Quận Công – Nguyễn Lễ, Thiếu Phó Tấn Quận Công – Nguyễn Tường) cùng các quan viên chính chức kính sửa tòa nội đường từ vũ, cùng sửa chữa tiền đường, cùng khắc thêm phần bia kí. Lúc đầu huyện ứng 300 quan xây dựng, sau đi vận động xây dựng.
          Văn Từ Thượng Phúc lúc này có người trông coi. Duy nhất trong hệ thống văn chỉ Thường Tín, thì chỉ có Văn Từ Thượng Phúc có mái che và có người trông coi. Người trông coi văn từ này có lương và được miễn tất cả các loại tô thuế lúc bấy giờ. Theo tương truyền, thì Văn Từ Thượng Phúc lúc này cũng là trường học của huyện.
          Năm 1755 Văn Từ bị xuống cấp, ông Nguyễn Quân – Chi huyện Phúc Xuyên, người xã La Phù, đã tu sửa lại. Sau đó ông Đinh Quân – Giáo thụ phủ Lý Nhân xây dựng tòa Tiền Đường. Tiếp đi ông Chi huyện Hoài An, cũng về tu sửa cho Văn Từ Thượng Phúc uy nghi lộng lẫy.
          Tuy nhiên đất khuôn viên Văn Từ lúc này hẹp, đất Yên Duyên khá heo hút, nên đến mùa lễ hội hay vắng vẻ. Vùng đất này lại thấp, đến cuối mùa thu hay lụt lội, nên tế lễ thường không đúng được ngày. Năm Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức, tường Văn Từ bị nước cuốn trôi. Năm Nhâm Thân – 1812, Hội Tư Văn của Văn Từ Thượng Phúc đã bàn tính, rồi chuyển Văn bia, đồ thờ… của Văn Từ này địa phận thôn Văn Hội, xã Văn Gáp, huyện Thượng Phúc(nay là thôn Văn Hội, Xã Văn Bình). Thái Thú Cao Hữu Sung, cùng với các Vương môn Văn Thân đứng lên xây dựng. Thái Thú Hoàng Quân Thụ đứng lên trông coi việc xây dựng và khuyên góp tiền. Mùa đông năm Canh Tý khởi công, tròn một năm tu sửa xong. Tuy nhiên kinh phí thì lớn hơn rất nhiều lần so với trước kia. Sáu mươi năm sau, ngôi Văn từ này được trùng tu, 20 năm kế tiếp lại được tu sửa.
          Trong những năm kháng chiến trống thực dân đế quốc, ngôi Văn Từ bị xuống cấp trầm trọng. Gần đây, nhân dân tiến hành xây dựng lại nhà Văn Từ. Do ảnh hưởng chiến tranh, rất nhiều Văn Bia nơi đây đã bị chôn trong khu vườn bên cạnh.

3 Giá trị Khoa học, giáo dục, kiến trúc, lịch sử, di tích, văn hóa, tâm linh, truyền thống của Văn Từ Thượng Phúc.
3.1 giá trị khoa học.
Trong Vào khoảng trung tuần tháng 12, ông Nguyễn Tiến Minh – Bí thư huyện Thường Tín, có trao đổi với  đại đức Thích Chánh Thuần(Ủy viên Thường trực Ban trị sự GHPGVN huyện Thường Tín, trụ trì chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, Dũng Tiến, Thường Tín) Tờ trình số 89/Ttr-UBND ngày 20/12/2017 của UBND Xã Văn Bình về việc xuống cấp của Văn Chỉ thôn Văn Hội(Văn Bình, Thường Tín). Ông cho biết Văn chỉ Văn Hội chính là Văn Từ Thượng Phúc – một trường học của huyện Thượng Phúc(Thường Tín) xưa, và là nơi thờ các nhà khoa bảng đỗ đại khoa tiến sĩ của toàn huyện Thường Tín. Công trình này, diện tích bị thu hẹp, nhiều giá trị cổ truyền không còn được giữ gìn, các hạng mục bị xuống cấp, văn bia bị mất nhiều, đặc biệt nơi đây còn lưu danh rất nhiều nhà khoa bảng đỗ đại khoa chưa có trong thông tin của huyện. Nên có đề nghị đại đức Thích Chánh Thuần(có chút am hiểu về kiến thức hán nôm, và kinh nghiệm kiến trúc các công trình truyền thống) về Văn Từ Thượng Phúc ở thôn Văn Hội, khảo sát, nghiên cứu, dập lại các văn bia ra bản giấy gió, tiến hành dịch thuật. Đồng thời tiến hành sưu tầm các giữ liệu thông tin cổ xưa có liên quan đến Văn Từ Thượng Phúc, và các nhà khoa bảng Thường Tín ở Viện Hán Nôm, Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, Trung Tâm Lưu Giữ Quốc Gia I. Kết hợp với những tài liệu huyện cung cấp, tổng hợp trên căn cứ khoa học các nhà khoa bảng đại khoa huyện Thường Tín. Có những đánh giá, đưa ra phương án tu bổ, khôi phục giá trị truyền thống.
Tổng hợp trong những tài liệu văn bia văn từ, có 81 Tiến sĩ đại khoa. Kết hợp với những vị Tiến sĩ  đã sưu tầm cũ trong văn Bia Quốc Tử Giám, và cuốn Đại Việt Đỉnh Khiết Lục Triều Đăng Khoa Lục, cuốn Các Nhà Khoa Bảng Trí Thức Và Nghệ Nhân Tiêu Biểu huyện Thường Tín, thì tổng hợp chưa đầy đủ được 128 tiến sĩ đại khoa.
Như vậy, phát hiện này, về mặt khoa học có các giá trị:
  • Bổ sung thêm 02 trạng nguyên, 02 Bảng nhãn, 02 thám hoa, 54 tiến sĩ tổng cổng là 60 tiến sĩ vào kho giữ liệu thông tin Viện Hán Nôm về các nhà khoa bảng Việt Nam. Theo ông Ngô Đức Thọ, chủ biên cuốn “Các Nhà Khoa Bảng Việt Nam 1075 – 1919”(in 800 cuốn, tại Trung Tâm Công Nghệ In khảo sát và xây dựng, giấy phép xuất bản số 593 – 2006/CXB/26-83/VH cấp ngày 31/8/2006) thì cả nước có 2894 tiến sĩ đại khoa. Như vậy phát hiện này sẽ bổ sung thêm vào kho giữ liệu thông tin khoa bảng Viện Hán Nôm 60 tiến sĩ, vậy số tiến sĩ đại khoa Việt Nam sẽ là 2954 tiến sĩ.
  • Phát hiện Văn Từ Thượng Phúc không phải là văn chỉ của thôn Văn Hội, mà nó chính là Văn Từ, là Văn Miếu của huyện Thường Tín, là nơi thờ, tôn vinh, lưu danh những nhà khoa bảng của cả huyện Thường Tín, là sản phẩm văn hóa tâm linh chung của cả huyện Thường Tín.
  • Với 128 nhà khoa bảng đại khoa, đưa huyện Thường Tín thực sự xứng danh với đất khoa bảng, đất danh hương, đưa huyện Thường Tín trở thành huyện có số lượng nhà khoa bảng đại khoa nhiều nhất trong 29 quận huyện thành phố Hà Nội.
  • Phát hiện này, đưa huyện Thường Tín trở thành huyện có nhiều làng khoa bảng nhất trên toàn thành phố Hà Nội, với thống kê chưa đầy đủ là 11 làng khoa bảng. Làng Vũ Lăng huyện Thường Tín cũng, với 14 tiến sĩ, vinh dự làng làng khoa bảng có số người đỗ tiến sĩ đứng thứ hai trong toàn thành phố Hà Nội, sau làng Đông Ngạc huyện Từ Liêm – 21 tiến sĩ.
  • Thường Tín cũng vinh dự là huyện có nhiều gia đình truyền thống hiếu học đỗ đại khoa(cha con, anh em…cùng đỗ đại khoa tiến sĩ) nhiều nhất.
  • Bổ sung vào kho thư Tịch Văn khắc của Viện Hán nôm 07 thác bản văn bia quý giá.
  • Bổ sung lại cho Văn Từ Thượng Phúc 04 thác bản văn bia của Viện Viễn Đông Bác cổ mà người dân Văn Hội(không biết giai đoạn nào đã dùng xi măng, quét lên mặt, xóa hết các chữ)
3.2 Về mặt lịch sử kiến trúc, giáo dục, văn hóa, tâm linh.
- Văn từ Thượng Phúc, tuy không còn các công trình cổ xưa, do bị chiến tranh tàn phá. Nhưng gần 300 năm nay, công trình Văn Từ Thượng Phúc chính là một kiệt tác nghệ thuật xây dựng, nó hội tủ đầy đủ các giá trị tinh hoa kiến trúc của huyện Thường Tín, vì nối tiếp nhau đều là các vị chi phủ, chi huyện, các nhà khoa bảng tiến sĩ đứng lên xây dựng, trùng tu.
- Hế thống Văn Phong trên các văn bia, được viết bởi các Tiến sĩ, các giai đoạn khác nhau cũng là những kiệt tác Văn học văn chương, với lối viết văn thêu hoa dệt gấm, giản dị mà sâu sâu sắc, nhẹ nhàng mà toát lên khí khái, tư chất của bậc quân tử có trí lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.
- Hệ thống nét chữ trên văn bia không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mà đó cũng là chuẩn mực trong cách Viết nho giáo. Đồng thời cũng thể hiện văn hóa học thuật, cách tiếp cận chữ Hán ở từng thời kỳ khác nhau.
- Hệ thống hoa văn trên văn bia cũng giàu tính nghệ thuật. Đặc biết với những họa tiết mây hoa rồng, cây hóa rồng hết sức tinh tế, tinh sảo. Mỗi bia hoa văn có một nét độc đáo riêng, có lúc nhẹ nhàng mà tinh tế đến từng chi tiết, có lúc trầm mặc mà lại thể hiệt được sự khoát thước bay bổng trong từng hoa văn; lúc “thanh” thì như trời quang mây tạnh, lúc “đậm” thì như xuân sinh hạ trưởng, càng nhìn lại càng thấy chiều sâu và cái đẹp trên những họa tiết hoa văn này.
- Văn từ Thượng Phúc chính là nơi lưu giữ truyền thống đất khoa bảng, nơi tôn vinh những bậc hiền tài tri thức, nơi hun đúc truyền thống khoa bảng hiếu học của huyện. Gần 300 năm nay, 128 nhà khoa bảng, các cử nhân, cống sinh, sinh đồ, giám sinh, tú tài….các quan phủ, chi huyện, chi tổng….của huyện, năm nào cùng về đây ít nhất hai lần để tế lễ, giao lưu, trao đổi học thuật. Và tất cả những người này, vào một hội gọi là Hội tư văn – hội những người thi cử khoa bảng, những nhà học thuật. Và chính cái hội này, đã tạo ra không biết bao nhiêu thế hệ tri thức, các nhà khoa bảng đại khoa, trung khoa, …. Tạo ra các làng khoa bảng, các gia đình khoa bảng, ….. của huyện. Nếu được kế thừa giá trị xưa, thì nó cũng chính là nơi tạo cảm ứng cho thế hệ tri thức Thường Tín hôm nay và mai sau phát triển còn hơn thế nữa.  
- Hệ thống gạch trên tường Văn từ là ghạch bát tràng cổ, cũng rất có giá trị cổ truyền.
- Ngoài trừ bến Chương Dương, chùa Đậu, thì có thể khảng định Văn Từ Thượng phúc là một trong những công trình có giá trị truyền thống, gia trị lịch sử bậc nhất của huyện Thường Tín. Vì nơi đây, mấy trăm năm qua, nó gắn liền với các nhà khoa bảng, các bậc hào kiệt, quan chức phong kiến của huyện. Những người này, lại là những người lãnh đạo, là linh hồn, là bộ não của huyện, có một sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong mỗi thời kỳ, nó gắn liền với hầu như tất cả những sự thăng trầm của huyện Thường Tín, nó gắn liền với sự thăng trầm của từng làng.
- Văn Từ Thượng Phúc chính là nơi hội tu và lan tỏa các giá trị tinh hoa của huyện Thường Tín 300 năm trở lại đây.
 
CHƯƠNG III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TRÙNG TU

1.Hiện trạng Văn Từ Thượng Phúc.
1.1 Hiện trạng tổng thể khuôn viên Văn Từ Thượng Phúc.
(Những con số diện tích này mới đo bằng tay)
  • Diện tích mặt bằng hiện tại của văn từ là  1798  mét vuông….. khuôn viên trong văn từ  là…693 mét vuông… diện tích ao văn từ là…1105  mét vuông…
  • Diện tích con đường liên thôn chạy qua văn từ là:…222 mét vuông.
  • Diện tích đất thuộc văn từ xưa, nhưng nay đã thuộc quyền quản lý của một hộ dân ở bên trai văn từ nhìn từ ngoài vào là: 600 mét vuông.
  • Tổng diện tích cần quy hoạch là: 35000 mét vuông.
  • Diện tích cần bổ sung quy hoạch là 1480 mét vuông.
1.2 Hiện trạng các hạng mục trong Văn Từ Thượng Phúc.
+ Nhà Văn Từ. Nhà Văn Từ, mới được xây dựng hình chữ Tam (三), theo lối kiến trúc nhà dân, không giữ được kiến trúc cổ truyền. Kết nối giữa thượng điện và tiền đường là mái nhà bằng tôn.
+ 01 quả chuông mới đúc bằng đồng, nặng khoảng 20 kg.
+ 01 Ngai thờ bằng gỗ, nhưng Ngai này cũng làm mới gần đây.
+ 04 bia đá: 02 bia trụ bốn mặt. Trong đó có 01 bia trụ bốn mặt, nhưng chỉ còn một mặt chữ. 04 bia đá này, tổng cộng có 07 mặt bia có chữ.
+ Đồ thờ: Bát hương, cây đèn, ống hương, mâm bồng… đều là đồ mới, mua ở chợ.
+ 01 ao văn chỉ. Diện tích khoảng…..
+ Đường liên thôn chạy qua văn chỉ. Có một đường liên thôn chạy qua văn từ, và ao văn chỉ.
1.3 Sự cần thiết phải tu bổ, tôn tại Văn Từ Thượng Phúc.
  • Khôi phục lại các công trình kiến trúcn nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của Văn Từ Thượng Phúc được ghi trong văn bia tại đây.
  • Phát huy giá trị truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học của huyện Thường Tín.
  • Khôi phục lại trung tâm thờ tự và tôn vinh các bậc tiên hiền, các nhà khoa bảng đại khoa, các nhà tri thức khoa cử của huyện. Tiếp tục tôn vinh những Tiến sĩ tiêu biểu, có đóng góp nhiều cho xã hội của huyện nhà tại đây.
  • Khôi phục Văn Từ trở thành một trong những thánh tích quan trọng bậc nhất của huyện Thường Tín, nơi thờ các nhà khoa bảng đại khoa. Trong những nhà khoa bảng đại khoa, nhiều nhà khoa bảng còn là Thành hoàng của các làng.
  • Khôi phục Văn từ trở thành một địa điểm du lịch nổi bật của huyện, đặc biệt là mặt giáo dục và truyền thống khoa bảng, hiếu học, như một địa điểm du lịch về nguồn.
  • Xây dựng Văn Từ Thượng Phúc thành trung tâm lưu trữ những tài liệu khoa bảng, tài liệu, tư liệu cổ của huyện Thường Tín.
  • Xây dựng Văn từ thành nơi tôn vinh các công trình khoa học, các chọc sinh, sinh viên, các nhà tri thức của huyện hàng năm tại đây.
  • Xây dựng quỹ khuyến học Thượng Phúc.
  • Tạo ra không gian truyền thống, để lại cho mai sâu công trình kiến trúc văn hóa tâm linh đặc sắc.
 
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG DỰ ÁN.

1. Mục đích dự án.
  • Quy hoạch tổng thể mặt bằng trên nguyên tắc bảo tồn, khôi phục các các công trình kiến trúc được ghi trên văn bia tại Văn Từ Thượng Phúc; loại bỏ những công trình không phù hợp, các công trình ảnh hưởng đến khuôn viên cần bảo vệ, khôi phục.
  • Tôn tạo, tu bổ một số công trình như ao văn chỉ, 03 mặt bia bị mất chữ(rất may là vẫn còn Thác bản văn khác của những Văn Bia này do viện Viễn Đông Bác Cổ thực hiện còn lưu tại viện Hán Nôm)
  • Tôn tạo cảnh quan khuôn viên Văn từ, xây dựng các công trình phụ trợ, cải tạo lại hệ thống kỹ thuật hạ tầng tương xứng với quy mô giá , phù hợp với yêu cầu và phát huy các giá trị khác của Văn Từ.
2. Phương án tu bổ, phục hồi, tôn tạo
2.1Nguyên tắc tu bổ, tôn tạo, phục hồi.
  • Tu bổ, tôn tạo, trùng tu các công trình đảm bảo các giá trị kiến trúc cổ truyền, hội tụ đầy đủ cả yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống, tâm linh, phong thủy. Những công trình như văn bia, cần đảm bảo sự khôi phục theo giá trị nguyên bản. Những công trình được ghi trong văn bia, cần được khôi phục phù hợp với giá trị lịch sử.
  • Đảm bảo sự hài hòa về cảnh quan tổng thể các khu vực xung quanh.
2.2 Quy hoạch tổng thể.
Kết cấu kiến trúc quy hoạnh tổng thể công trình Văn từ Thượng phúc theo kết cấu:  “Nội vương ngoại vi” – bên trong là khu nhà hình chữ “Vương”(vua) bên ngoài  các khu nhà tạo thành hình chữ “Vi”.
Theo đó, Trung tâm đất là nhà Văn từ hình chữ công. Nơi đây thờ khoảng 03 tượng của 03 nhà khoa bảng tiêu biểu nhất của huyện Thường Tín, và thờ bài vị của một số nhà khoa bảng tiêu biểu. Tiếp đến là sân Văn Từ. Hai bên sân văn chỉ là hai nhà bia. Phía sau, đầu hồi văn từ vào bên trong, một bên lầu chuông, một bên lầu trống. Phía trong nữa là hai nhà lưu trữ thư tịch cổ của Thường Tín. Trước sân văn từ là Khuê Văn Các(lầu của ngôi sao Khuê). Hai bên cạnh là hai cổng phụ. Trước khuê văn các có một sân nhỏ. Tiếp đến là ao văn từ. Tiếp đến là cổng ngũ môn quan. Trước ngũ môn quan là đường đi. Hai bên ao văn từ cũng có đường đi. Con đường này kết nối với các tuyến đường liên thôn của thôn Văn Hội. Phía sau lầu chuông lầu trống là hai nhà hình chữ nhất. Hai nhà này, một nhà truyền thống, một nhà làm nơi họp hành, đọc sách, xem phim tài liệu về văn từ.   Các hạng mục tôn tạo gồm:
          + Tôn tạo Khu nhà Văn từ
          + Tôn tạo 02 nhà bia.
          + Tôn tạo 02 cổng phụ.
          + Tôn tạo 02 nhà lưu thư tịch cổ.
          + Tôn tạo 01 lầu chuông.
          + Tôn tạo 01 lầu trống.
          + Tôn tạo cổng ngũ môn quan.
          + Tôn tạo đường đi, khuôn viên.
          + Tôn tạo ao Văn từ.
          + Tôn tạo tường bao quanh.
          + Tu bổ 01 bia.
          + Tôn tạo lại đường đi.
          + Tôn tạo nhà truyền thống.
          + Tôn tạo nhà đọc sách, họp, xem phim tài liệu về văn từ.
          + Trồng nhiều cây cổ thụ thân thiện môi trường.
2.3 Phương án tu bổ, tôn tạo các hạng mục.
  • Nhà Văn từ: làm hình chữ Công – năm gian tiền đường, năm gian thượng điện, ba gian hậu cung. Làm nhà mái đao bốn mái, hành lang chạy xung quanh theo kiểu kiến trúc truyền thống như trồng rường, hạ rường, giá chiêng, kẻ suốt, hiên kẻ truyền liền bẩy, mái lợp ngói di, nền lát gạch cổ bát tràng, bậc thềm đá xanh, tường xây gạch bắt mạch(nếu đủ kinh phí gỗ chạy xung quanh, hoặc xây tường bằng gạch bát tràng), cửa bức bàn làm bằng gỗ lim lào, hệ thống gỗ khác bằng gỗ sến đắng.
  • Nhà thờ bia: Tôn tạo nhà bia theo kiểu nhà chữ “Nhất”, đầu hồi bít đốc gồm 05 gian; hệ vì quá giang lên tường, vì nóc chồng rường, có hiên với hàng cột đá, trên là cột trốn bằng gỗ và hệ xà bẩy, chồng rường, mái lợp ngói di, nền gạch bát tràng, để thông tuông, chất liệu gỗ bằng sến đắng. Nhà này, mỗi bên để bốn gian sắp xếp các văn bia. Bốn gian này thông tuông, không cửa. Hai gian bên cuối cùng, sát nhà Văn từ, có cửa bức bàn, có bức thuận bằng gỗ, một phòng cho hướng dẫn viên du lịch, một phòng bán đồ lưu niệm.
  • Tôn tạo lầu chuông, trống: Tu bổ lầu chuông, lầu trống, tám mái, mái đao, ngói mũi hài, nền gạch bát, gỗ sến đắng. Các phần khác tuân theo nguyên tắc kiến trúc cổ truyền.
  • Tôn tạo ngũ môn quan: Tường xây gạch bắt bạch, mái ngói di, cửa bằng gỗ lim lào, nền gạch bát tràng, đắp vẽ, và các quy cách khác tuân thủ nguyên tắc cổ truyền.
  • Tôn tạo nhà lưu thư tịch cổ: 02 gian, hình chữ nhất, đầu hồi bít đốc, ngói di, gạch bát, trồng giường, kẻ hiên, hệ xà bẩy… tường gạch bắt mạch, cửa bức bàn gỗ lim, thềm bậc đá.
  • Tôn tạo nhà truyền thống, nhà hội họp, đọc sách, xem phim tài liệu văn từ: Nhà năm gian, hình chữ nhất, đầu hồi bít đốc, tường bắt mạch, gạch bát, ngói di, gỗ sến đắng.
  • Tu bổ 01 văn bia: Khắc lại theo thác 04 thác bản sưu tập tại Viện Hán nôm vào 01 trụ bia đá bốn mặt đã bị người dân quét xi măng làm mất chữ. Khắc nguyên bản nét chữ, đến họa tiết hoa văn.
  • Tu bổ sân, đường đi: lát bạch bát tràng cổ, kết hợp không gian cây cối phù hợp.
  • Tôn tạo tường rào: Dùng gạch bắt mạch, giữa có gạch gốm hoa văn, trụ đặt hoa sen gốm, giả mái bằng ngói di(ngói di cắt lấy một phần ba) ba lớp, bờ nóc giả bằng gạch ống gốm nhỏ kiểu Bát tràng.
  • Tu bổ ao Văn từ: Kè đá, tường lan can bằng đá xanh thanh hóa, có 01 cầu ao bằng đá xanh thanh hóa.
  • Tôn tạo Khuê Văn Các: Theo mô hình khuê văn các Quốc Tử Giám, nhưng trên lợp ngói di, mái đao truyền thống, các bộ vì kèo, trồng rường tuân theo kiến trúc truyền thống, gỗ bằng chất liệu sến đắng.
  • Tôn tạo 02 cổng phụ cạnh khuê văn cách: một cửa, mái đao, ngói di, gạch bắt mạc, mái bằng bê tông.
  • Tôn tạo đường đi: Chuyển con đường liên thôn chạy qua văn từ và ao văn từ ra phía trước. Đường đi được xung quang ba mặt ao văn từ. ba mặt đường này đồng thời là đường liên thôn, giao thông đi lại. Diện tích lòng đường là 5m. Diện tích đường chạy qua văn từ sẽ trở thành sân của văn từ.
  • Tôn tạo hệ thống ánh sáng, điện: Những cột điện trước Văn từ sẽ có những đề xuất cụ thể với điện lực để chuyển sang hai bên, không bị án trước văn từ. Xung quanh ao Văn từ , và xung quanh văn từ sẽ thiết kế những cột điện chiếu sáng theo lối cổ của pháp. Hệ thống điện đi ngầm hoàn toàn.
  • Công trình chuông Văn Từ: Đúc chuông văn từ nặng khoảng 700 kg, bằng đồng, hoa văn họa tiết theo chuông cổ còn lưu lại chùa Hội Xá xã Thắng Lợi.
  • Các đồ vật thờ tự: Làm giả cổ, thờ tự theo các đồ vật truyền thống.
  • Khu công trình phụ.
 
CHƯƠNG V. GIẢI PHÁP MẠNG LƯỚI VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, TỔ CHỨC THI CÔNG.
  1. Giải pháp mạng lưới và hạ tầng kỹ thuân.
    1. Giải pháp mặt bằng.
  • Trong quy hoạch tổng thể, cần giải phóng mặt bằng khoảng 600 mét vuông của một hộ gia đình bên cạnh văn từ(bên trái nhìn từ ngoài vào) và một số diện tích của các hộ gia đình khác(không nhiều).
  • Phương án một: Xã Văn Bình, thôn Văn Hội, cùng các đơn vị có thẩm quyền tiến hành vận động, để gia đình hiến cúng đất lại cho văn từ.
  • Phương án hai: Trong thôn còn hai quỹ đất cho thầu tương đối rộng, thuận tiện về giao thông, có thể hoán đổi gia đình có 600 mét vuông này ra đó.
  • Phương án ba: Mua lại của gia đình này theo giá gốc.
  • Phương án bốn: Mua lại diện tích đất của gia đình này trên cơ sở hai bên đàm phán.
    1. Giải pháp kiến trúc.
  • Xây móng bằng gạch đặc, mắc 75#, tôn nền bằng cát đen, trước khi lát lót một lớp vữa bê tông mác 100#, có trộn phụ gia trống mối mọt. Trước khi đổ nền cát cũng sử lý phụ gia trống mối mọt ở bên dưới. Sau khi hoàn thiện cũng phun một lớp thuốc trống mối mọt lên toàn bộ thân gỗ; các đầu gỗ gối vào tường, và trên mái ở rui đều quét một lớp nhựa đường đặc; Tường xây gạch đặc, bắt mạc, mác vữa 50#; nền lát gạch bát tràng 300x300mm; dùng toàn bộ bằng gỗ sến đắng, cửa bức bàn bằng lim lào; kết cấu, hoa văn tuân thủ theo hồ sơ thiết kế. Mái lợp ngói mũi hài, bờ nóc, bờ chảy, đầu đao, con giống tuân theo kiểu nhà truyền thống của từng hạng mục.
  • Hệ thống dây điện đi kín theo kỹ thuật chuyên môn của nhà cổ, đảm bảo khi vào nhà không nhìn thấy bất kỳ một đường dây điện nào, cũng như không để các ổ cắm trên cột gỗ, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ các ổ điện cho nhu cầu cần thiết; cung cấp đủ ánh sáng cho mọi không gian, nhưng đứng từ cửa nhìn vào, không nhìn thấy bất cứ một bóng điện nào, để đảm bảo tính thẩm mỹ và phong thủy.
  • Không sử dụng các lọa quạt điện treo tường, quạt trần…. những dụng cụ này phá tổng quan cổ.
  • Không sử dụng những công trình như nhà tôn, mái tôn…. Những công trình này phản cảm với kiến trúc cổ.
 
  1. Giải pháp kết cấu
  • Công trình thiết kế tường xây gạch 220 bắt mạch, vật liệu xây dựng sử dụng chất liệu truyền thống, kết hợp với vật liệu hiện đại xây dựng để đảm bảo tính bền vững, an toàn của công trình, nhưng không làm ảnh hưởng đến giá trị kiến trúc, nghệ thuận, lịch sử….
  • Công trình nhà Khuê Văn Các, và Ngũ Môn Quan, 02 cổng phụ, cần gia ép cọc bê tông chịu lực theo bản thiết kế tổng thể.
    1. Giải pháp về Phòng cháy chữ cháy, chống mối mọt.
  • Sử dụng ống dây nước kết hợp với hệ thống máy bơm thường ngày đủ sử dụng khi sảy ra hỏa hoạn.
  • Kết hợp với hồ nước trước mặt có những phương án cụ thể khi sảy ra hỏa hỏa.
  • Sử dụng hệ thống bình cứu hỏa bằng bọt các bon hợp lý ở các vị trí.
  • Sử dụng bát hương đường kính 400mm để đảm bảo tàn hương không rơi xuống bàn gây cháy.
  • Các cấu kiện gỗ trong công trình phải được ngâm tẩm thuốc trống mối mọt trước khi đưa lên dựng.
  • Sử lý nền trống mối mọt đồng thời khi triển khai thi công.
    1. Giải pháp vệ sinh môi trường.
  • Di chuyển các cây lâu năm vào vị trí hợp lý, có phương án bảo vệ khoa học.
  • Thiết kế nhiều cây cổ thụ tại các vị trí phù hợp.
  • Thiết kết những một số loại cây bán cổ thụ, có giá trị tâm linh, thẩm mĩ.
  • Bố trí các thùng chứa rác tại các vị trí thích hợp.
  • Nhà vệ sinh thiết kế sử lý chất thải hiện đại, tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
    1. Giải pháp giao thông:
  • Chuyển con đường đi qua văn từ, thành diện tích của sân văn từ. Thiết kế ba mặt đường quanh ao văn chỉ thành đường liên thông, lòng đường rộng 5 mét.
  1. Giải pháp tổ chức thi công.
2.1 Giải pháp kinh tế.  
  • Đơn vị chủ đầu tư: Ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam huyện Thường Tín, phối hợp với các đơn vị có chức năng tiến hành xã hội hóa.
  • Huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức Xã hội hóa.
  • Dự trù kinh tế theo dự án: Theo phương thức xã hội hóa, vận dụng nhiều thuận lợi khác nhau, làm đẹp, hội tủ đầy đủ các giá trị cổ truyền, gỗ sến đắng, gạch bất tràng…khoảng 17 tỉ(mười bẩy tỉ), làm đẹp bình thường 13 tỉ(mười ba tỉ), làm bằng gỗ xoan 8 tỉ(tám tỉ đồng). Giá này không bao gồm tư vấn thiết kế, giải phóng mặt bằng….. Giá này cũng là giá làm theo giá nhà chùa. Vì nhà chùa làm, thì nhiều hạng mục không phải mất tiền, hoặc giá thành sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Phương thức xã hội hóa: Ban trị sự kết hợp với thôn Văn Hội, xã Văn Bình, cùng các đơn vị chức năng tiến hành vận động người dân đóng góp, cung tiến vật liệu, hiện vận, kinh tế…. 
  • Vận động các công ty, các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức cung tiến tiền các công trình nhỏ như: nhà khuê văn các, lầu chuông, lầu trống, cổng ngũ môn quan… Dưới các công trình này có gắn bia đá vinh danh các cá nhân tổ chức.
  • Vận động các Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân đại học thành đạt tham gia cúng tiến xây dựng.
  • Trong nhà bia phương danh các tiến sĩ, các nhà khoa bảng, cũng sẽ dựng thêm những văn bia ghi lại công tác tôn tạo, đồng thời có khắc tên vinh danh những người tôn tạo trùng tu. 30 triệu(ba mươi triệu) trở lên, sẽ được khắc vào đá. 70 triệu trở lên được khắc vào bia đồng bốn mặt(đúc theo công nghệ đúc chuông – 1000 năm mà không bị ô xi hóa).
  • Từ 5 triệu(năm triệu) đến 29 triệu(hai chín triệu) sẽ được vinh danh khách tên vào những cuốn sách đồng(đúc theo công nghệ đúc chuông) lưu tại văn từ.
  • Kinh tế sẽ được minh bạch đến từng tri tiết nhỏ nhất.
    1. Giải pháp tổ chức.
  • Thành lập Ban khánh thiết Văn từ Thượng Phúc. Ban khánh thiết này có vai trò rất quan trọng. Đây chính là bộ phận trực tiếp vận động, huy động nguồn vốn, điều hành công tác xây dựng. Do vậy thành phần Ban này cần nhiều tầng lớp khác nhau như huyện, Phật giáo, xã Văn Bình, Thôn Văn Hội, Các Tiến Sĩ, Thạc sĩ, Cử Nhân, Hiệu trưởng trường học ở địa phận đó, của Phòng giáo dục………... Ban này cần khoảng 60 người. Ngoài các chức năng trên, khi thi công xây dựng, mỗi ngày cần phải có hai người trực giám sát, điều hành công tác xây dựng tại Văn Từ Thượng Phúc. Mỗi người trong ban, trong một tháng sẽ phải trực một ngày, sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến công việc của mỗi người.
    1. Giải pháp giai đoạn.
  • Dự án được chia làm ba giai đoạn.
  • Giai đoạn 1: Giải phóng mặt bằng.
  • Giai đoạn hai: thi công các công trình cơ bản như Nhà văn từ,  sân, đường, khuê văn các, cổng phụ, cổng ngũ môn quan.
  • Giai đoạn 3: Các công trình tiếp theo: nhà bia, lầu chuông, lầu trống, nhà truyền thống, tường bao lan….
    1. Giải pháp truyền thông.
  • Thành lập trang Facebook có tên là: “Thượng Phúc Danh Hương”, hoặc “Văn Từ Thượng Phúc”, thành lập trang website: thuongphucdanhhuong.vn hoặc: vantuthuongphuc.vn ….. để quảng bá công tác xây dựng, đưa những thông tin xây dựng, đăng những thông tin của người và số tiền hiến cúng. Sau nhưng trang này do Văn Thường Thượng Phúc quản lý, nhằm quảng bá du lịch, tuyên truyền truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học đất danh hương, vinh danh những nhà khoa học, tri thức tiêu biểu, học sinh sinh viên có thành tích trong học tập của huyện Thường Tín, có thể cũng là địa chỉ kêu gọi quỹ khuyến học Thượng Phúc….
  1. Tính khả thi dự án.
  • Giải phóng mặt bằng: tính khả thi khoảng 70%
  • Thi công giai đoạn 1 các công trình cơ bản: Nhà văn chỉ, sân, lầu khuê văn các, cổng ngũ môn quan, cổng phụ, sân, khuôn viên ao. Tính khả thi của giai đoạn này khoảng 85%. Thời gian thi công giai đoạn này là một năm. Nếu Tháng giêng năm 2018 (theo lịch âm) thi công, thì tháng giêng năm 2019 có thể khánh thành. Nếu thi công ngoài tháng giêng, tháng hai âm lịch, năm 2018, thì phải đến tháng 10 năm 2019 mới có thể khánh thành giai đoạn 1.
  • Thi công giai đoạn 2. Tinh khả thi của giai đoạn cũng như các công trình này, tính khả thi khoảng 80%
CHƯƠNG VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.
  1. Cơ sở chọn hình thức đầu tư.
  2. Lựa chọn hình thức đầu tư và quy mô xây dựng.
  3. Tiến độ thực hiện dự án.
  4. Hình thức quản lý dự án.
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬT KHUYẾN NGHỊ.
  1. Kết luận
+ Khôi phục lại các công trình kiến trúcn nghệ thuật cổ truyền đặc sắc của Văn Từ Thượng Phúc được ghi trong văn bia tại đây.
+ Phát huy giá trị truyền thống khoa bảng, truyền thống hiếu học của huyện Thường Tín.
+ Khôi phục lại trung tâm thờ tự và tôn vinh các bậc tiên hiền, các nhà khoa bảng đại khoa, các nhà tri thức khoa cử của huyện. Tiếp tục tôn vinh những Tiến sĩ tiêu biểu, có đóng góp nhiều cho xã hội của huyện nhà tại đây.
+ Khôi phục Văn Từ trở thành một trong những thánh tích quan trọng bậc nhất của huyện Thường Tín, nơi thờ các nhà khoa bảng đại khoa. Trong những nhà khoa bảng đại khoa, nhiều nhà khoa bảng còn là Thành hoàng của các làng.
+ Khôi phục Văn từ trở thành một địa điểm du lịch nổi bật của huyện, đặc biệt là mặt giáo dục và truyền thống khoa bảng, hiếu học, như một địa điểm du lịch về nguồn.
+ Xây dựng Văn Từ Thượng Phúc thành trung tâm lưu trữ những tài liệu khoa bảng, tài liệu, tư liệu cổ của huyện Thường Tín.
+ Xây dựng Văn từ thành nơi tôn vinh các công trình khoa học, các chọc sinh, sinh viên, các nhà tri thức của huyện hàng năm tại đây.
+ Xây dựng quỹ khuyến học Thượng Phúc.
+ Tạo ra không gian truyền thống, để lại cho mai sâu công trình kiến trúc văn hóa tâm linh đặc sắc.
  1. Khuyến nghị.
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, có những phương án cụ thể để công trình Văn từ Thượng Phúc được trở lại như xưa, đồng thời phát huy những giá trị truyền thống và giá trị tiềm năng của nó.
 

PHỤ LỤC.
 
BẢN VẼ QUY HOẠCH VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC.
 
 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC VÀ BẢN DẬP VĂN BIA TẠI ĐÂY.
 
 


CÁC BẢN DỊCH TẠI BIA VĂN TỪ THƯỢNG PHÚC.
  • Bài ký trên bia văn từ huyện thượng phúc.
Bài ký trên bia về việc tu sửa từ vũ
          Văn từ trong huyện ta, trước kia ở xã an duyên, đến quãng những năm ất hợi, niên hiệu chính hòa thời lê thì có tiến sĩ người đất nhị khê là ngài  Dương Công mới thực là người dựng nên nền móng đầu tiên ở đó. Nhưng về sau vùng đất này lại hay lụt lội. Đến năm nhâm thân niên hiệu tự đức hoàng triều nhà nguyễn thì dời đến chỗ ngày nay. Thái thú Cao Hữu Sung là người học rộng và các vương công văn thân cùng giúp đỡ công việc. Những chuyện trải qua trong thời gian đó, đều được ghi chép rõ ở trong bia trí cũ. Gần đây, cuối cùng bàn mưu tu sửa. Vào mùa đông năm canh tý thì khởi công, tròn một năm thì tu sửa xong. Quy chế so với trước kia có hơn, nhưng mà chi phí nhìn so với trước kia thì gấp bội. Đến ngày khánh thành, thân hào mới đồng lòng làm đơn xin chép nối vào bia.
          Ôi! Đang lúc su thế xã hội ngày càng đi lên, người nào mà còn có thể duy trì liên kết lòng người, vun bồi phong tục, thì chỉ có đạo thánh của ta mà thôi, mới cùng lòng bàn bạc một ngày, viết thành giấy, tấu đạt, được thân hào vui vẻ hưởng ứng, rồi lại được thái thú là hoàng quân thụ xa sôi chia sẻ cái sự mệt nhọc, đứng ra trông coi cho đến thành công. Quân hầu là người gia thế khoa cử, thực không thẹn là phong khí của nhà cũ vậy. ôi! Mới hay, lòng người và lẽ trời cũng giống nhau vậy, sau này khoa danh, hoạn nghiệp, lòng người phong tục còn tốt đẹp hơn so với trước. Thì đều bắt đầu từ đây vậy, vì thế có thể làm bài ký.
          Ngày 16 tháng 9 năm thứ mười bốn niên hiệu thành thái,
đỗ đồng tiến sĩ khoa canh thìn, được chế cáo trao cho tước vinh lộc đại phu hiệp biện đại học sĩ, lãnh chức đốc học ninh thái, người đất gia xuyên là đỗ văn tâm kính cẩn soạn văn bia.
          Đỗ đồng tiến sĩ khoa ất mùi, giữ chức đốc học tỉnh nam định người xã khê hồi là từ đạm kính cẩn nhận sắc.
Tú tài giữ chức câu đương người thôn bình vọng là nguyễn quý? Và văn hội nguyễn khuyến cùng cung kính kiểm hiệu.
Tú tài trong văn hội là nguyễn đại cung kính viết chữ.
Chánh và phó cán giữ chức chánh tổng xã la phù là lê ngọc bút? Và chánh tổng xã tín an là phạm văn sĩ cung kính trông coi công việc.
 
  • Bài ký trên văn chỉ huyện thượng phúc.
Bài kí trên bia văn chỉ
Văn chỉ trong huyện ta, xưa kia ở xã an duyên, do vị tham chính đất nghệ an đỗ tiến sĩ khoa quý hợi niên hiệu chính hòa thời lê, người xã nhị khê là ngài dương công xây dựng vào năm ất hợi dựng lên để chuyên thờ các vị tiên sinh đại khoa các triều trong bản huyện cùng các bậc túc nho theo về việc truyền giáo(dạy học). Về sau đến năm ất hợi niên hiệu cảnh hưng thời lê thì bị gió thổi bạt, được ngài câu đương trông coi việc phụng sự, giữ chức chi huyện huyện phú xuyên, người đất la phù là ngài nguyễn quân tu sửa lại. Lại biệt lập ra gian thờ để thờ những người thi đỗ và các bậc tiên hiền. sau đó, có ngài giáo thụ phủ lý nhân, người xã hoằng phúc là đinh quân, nối tiếp tu sửa. Mới bàn định dựng thêm một tòa tiền đường để thờ gộp. Đến năm bính thân, vị quan chuyển đến trông coi huyện hoài an tu sửa mới mẻ, quy chế uy nghi trước sau rạng rỡ. Nhưng do cái đất hẹp, hội hè áo khăn vắng vẻ, mà hay lụt lội vào mùa thu, cho nên đến mùa tế, không tổ chức được đúng hẹn. Đến năm tân mùi niên hiệu tự đức, thì cái tường nhà thờ bị lũ nó cuốn đổ. Đến mùa xuân năm nhâm thân, văn hội bèn mưu tính dời đến đất tốt ở thôn văn hội xã văn giáp, đất rộng phẳng cao giáo, thực là một khu đất hội họp ở trong huyện. Sau ba năm thì công việc xong xuôi, quy thức thì không quá xa sỉ so với ngày xưa, duy có ở gian giữa phụng thờ bậc thánh triết thì khác so với cũ. Ôi, cũng là theo dòng ngược nguồn mà thờ kính có chỗ, tôn sùng có nghĩa. Trong đó, cái việc khuyến thỉnh hưng công lo trọn gói việc đầu đuôi đều do ngài cao công(cao hữu sung) cùng các bậc giáo thụ vương công văn thân góp rất nhiều công sức. Ôi nền thờ lại đổi mà càng hơn cái chỗ cũ, lễ tế đã chuyển mà rạng rỡ hơn so với trước. Còn cái việc lao dịch xây sửa, cùng với chi phí, thì may được các bậc hiền sĩ trong huyện giúp đỡ, lại được vị quan chuyển đến trông coi đất huyện ta là người hiền so với xưa đứng ra trợ giúp. Sau sáu mươi năm được trùng tu, sau hai mươi năm được tu sửa, đến nay đến 98 năm lại được cải sửa mà thành, cũng do cùng bàn mưu mà nên vậy, trời khiến cho mà được như thế chăng. Hội tư văn được hưng là cũng bởi do số chăng. Đều không thể không ghi ra.
 
Đỗ tiến sĩ ân khoa năm kỷ dậu niên hiệu tự đức giữ chức hàn lâm viện thị độc người huyện thanh Trì là Lê Đình Diên, hiệu là cúc linh kính soạn.
          Lập bia vào ngày đầu thu, năm ất hợi thứ 28 niên hiệu tự đức.
          Tú tài người thôn trung xã nhị khê nguyễn đình triển cùng tú tài thôn hòa lương xã đức trạch là ngô xuân lai cùng cung kính viết chữ.
         
  • Bài ký trên bia văn hội huyện Thượng Phúc.
Trong huyện ta có cái từ vũ thờ tiên hiền, bắt đầu được dựng vào niên hiệu chính hòa thời lê, tên tuổi các bậc tiền bối đều rạng rỡ ở trong bia, cốt là để lưu truyền cái lễ tục vậy. ôi nước thì có chỗ để thờ các bậc tiên sư, xã cũng có chỗ để thờ các bậc tiên sinh trong làng. Đời các bậc thánh nhân đã xa, những người học đạo lấy việc lên phía trước làm chỗ đi về là để lo tên tuổi không nát, lưu truyền mãi mãi, cũng là một sự duyên tình mà làm thôi. Đất huyện ta giáp với kinh đô, nhiều đời sinh ra bậc hiền kiệt. kẻ sĩ từ khi buổi đầu nối mệnh, phát triển bền vững đến nay có thể viết ra tính danh ở trên chuông trên đỉnh mà hội tụ tinh anh để rạng rỡ. Đấy cũng là cái ơn và vái điều lệ của quốc gia, dẫu chưa được nhưng đôi vầng nhật nguyệt vẫn treo giữa trời và cái người hiền nét thiện vẫn là ý đẹp vậy. Đã có cất đặt ra, thì chớ có để cho nó tàn phế. Ôi, nếu chẳng phải là lẽ trời, luôn ở trong lòng người đấy ư. Nếu mà tên tuổi còn rạng danh trên đá, thì còn lưu lại trong lòng người, rất mong mọi người hãy luôn giữ điều đó mà tự gắng sức. vì thế kính cẩn làm bài kí
          Lịch đại khoa bảng:
          Dương chính – thượng phúc đỗ đệ nhị giáp khoa thái học sinh năm mậu thìn niên hiệu chinh khách thời lý, ngô hồn – nhị khê, đỗ hoàng giáp khoa giáp dần, niên hiệu long khánh thời trần, làm quan đến chức bộc xạ, sau khi chết được tặng chức tư đồ, mai tú phu – an cảnh, đỗ thái học sinh khoa quý dậu, niên hiệu quang thái nhà trần, làm quan đến chức thị lang, lý tử tấn – triều đông, nguyễn như đổ - tử dương tịch ở thanh trì, nguyễn nhã – nhà văn giáp, quê phường cổ vũ huyện Thọ xương, đỗ thời mạc, đỗ nhị giáp năm bính tuất, niên hiệu đoan thái nhà mạc, làm quan quan đến chức tham chính, nguyễn duệ - nhà văn giáp người thanh trì đỗ nhị giáp khoa mậu tuất niên hiệu vĩnh thịnh làm quan đến chức binh tả sau khi chết được tặng làm chức thượng thư, lê doãn thường – bình vọng, đỗ đồng tiến sĩ khoa nhâm thìn niên hiệu cảnh hưng làm quan đến chức tham chính chấn kinh bắc, lê quang(cuông) – bình vọng, đỗ đồng tiến sĩ khoa nhâm ngọ niên hiệu minh mệnh…, nguyễn trữ - bình vọng, đồng tiến sĩ khoa đinh sửu, làm quan đến chức tổng đốc tỉnh hưng yên.. lê duy trung – thượng phúc, đỗ mẫu tuất đồng tiến sĩ, làm quan đến chức tổng đốc thanh hóa, doãn khuê – an duyên, người thanh trì, nguyễn văn vi… nguyễn hinh – văn giáp, đồng tiến sĩ, đỗ văn tâm – cựu quỳnh – canh thìn đồng tiến sĩ, từ đạm, từ thiệp – hạ hồi
 
  • Bài kí trên bia ghi chép khoa danh của huyện thượng phúc.
Thường đọc thơ trạng nguyên có câu: “mãn triều chu tử quý, tận thị độc thư nhân” – (khắp trong triều những người hiển vinh mặc áo đỏ áo tía, thì đều là người đọc sách). Lại có câu thơ rằng: “tính danh thư quế tịch, chu tử tá triều khanh” – ( những người có họ tên viết trong sách quế, đều là những người mặc áo đỏ áo tía công khanh phò giúp triều đình). thì hay, những người được tuyển vào hàng tiến sĩ đều là những kẻ hiền vinh vậy. Bản huyện vốn là đất hun đúc khí tốt hay sinh ra nhiều bậc hào kiệt và phát ra những bậc đại khoa có tiếng tăm nổi tiếng đương thời mà có lợi ích đối với quốc gia,sự nghiệp thì vẻ vang, đối với thiên cổ. Có nhà thì nối đời thi đõ làm quan, có nhà thi nối đời thư hương rạng rỡ trong sử sách. Trong cuốn tập biên nói rằng: Việc truyền tụng phải đợi ghi chép vào bia đá vậy. Song, việc sùng chuộng tên tuổi và hiển tỏ danh hiệu, muốn được lâu dài và rạng rỡ, nhân đó mới thuật lại để người sau thấy nghe mãi mãi làm tấm gương cho đời, để biểu tỏ cái khoa cử của nhà nho mãi luyên truyền vô cùng vậy.
          Lập bia đúng vào ngày lành, tháng giữa đông, năm ất hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 16.
          Tứ Quý Hợi Khoa, đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân, Phụng Sai Thanh Hoa Sứ, Đốc Đồng Quan, Nội Tản Chi Hộ Phiên Cấp Sự Trung Dương Công Độ Kính Cẩn Soạn Văn Bia.
          Thuận Lương Ngọc Thư Tả Tướng Thần Đại Chi Bạ Trần Thế Tập cung kính viết chữ.
          Thiệu Đông An Thạch Tượng Cục Xã Sử Lê Như khắc bia. 
  1. Bậc tiên hiền(quê quán, chức tước, họ tên, chuyện ký tổng có 75 người).
Nay khảo trong bia văn miếu, cùng cuốn Đăng Khoa lục, thì thấy ghi chép rõ họ tên có 44 người.
  1. Lê(tương truyền tên là) Nguyên Kỷ, người Bình Vọng, đỗ Trạng Nguyên.
  2. Nguyễn Phi Khanh người xã Nhị Khê, bố của Tiến(tức Trãi), đỗ Bảng Nhãn, làm quan đến chức Tư Nghiệp
  3. Phùng….. Người Vũ Lăng, đỗ Trạng Nguyên.
  4. Trần……. người Gia Phúc, đỗ Bảng Nhãn.
  5. Trần….. người làng Văn Tự, đỗ Bảng Nhãn.
  6. Dương…. Người là Nghiêm Xá, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  7. Nguyễn Tiến(tức Trãi): người Nhị Khê, làm quan đến chức Bình Ngô Khai Quốc Công Thần, Nhập Thị Kinh Diên Môn Hạ Sảnh, Hữu Gián Nghị Đại Phu, Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ Đại Học Sĩ, Kiêm Trung Thư Hàn Lâm, Trưởng Lục Bộ Thượng Thư Quốc Sử Tam Quán Sự, Á Trí Tự, Tứ Kim Ngư Đại, Tế Văn Hầu
  8. Phạm Cư: Người La Phù(có thuyết cho là người Vũ Lăng) làm quan đến chức Thái Bộc tự Khanh.
  9. Nguyễn…. người làng xã Nghiêm Xá, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  10. Trần…. người xã Do Lễ, làm quan đến chức Nhập Nội hành khiển.
  11. Nguyễn Đình Tích(Tứ), người làng Phương Quế, làm quan đến chức Thị Lang Thừa Chỉ.
  12. Trần … người xã Đại gia(?) làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  13. Đào…  người xã Thượng Phúc, Bảo Hòa Cung Học Sĩ.
  14. Hoàng Quán Chi, người làng Thụy Thú, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  15. Mất tên….. Người Do Lễ, làm quan đến chức chuyển vận sứ.
  16. Nguyễn…. người xã Nhị Khê, làm quan đến chức Tu sử.
  17. Nguyễn…. người Do Lễ, làm quand đến chức Tư Nghiệp.
  18. Nhị Trương, người xã Vũ Lăng, làm quan đến chức Nhập Thị Kinh Diên.
  19. Nguyễn… người Bạch Hoa, làm quan đến chức Tham Chính.
  20. Hai cha con họ Trần, người Vũ Lăng, đỗ Thám Hoa.
  21. Trần Duy Hinh, người Vũ Lăng, làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư, sau đó về Chí Sĩ.
  22. Đinh Thúc Thông, người xã Vũ Lăng, làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư.
  23. Lưu…. Người xã Vạn Điểm, làm quan đến chức Thiêm Đô Ngự Sử.
  24. Nguyễn… người xã Nhị Khê(cháu của Tiến tức Nguyễn Trãi) làm quan đến chức Thừa Sứ.
  25. Đào Tuấn Khanh, người Trình Viên(?) có thuyết cho là người Võ Lăng..
  26. Ứng Ngạn Lượng, người Nhị Khê, vốn truyền là người Hưng Hiền, làm quan đến chức Hàn Lâm.
  27. Nghiêm Lâm – người xã La Phù, làm quan đến chức Tự Khanh.
  28. Sửu Hoằng Tế….. Bá Phụ của… Cao tổ của ông Đàm, làm quan đến chức Thượng Thư.
  29. Phan…. Người Diên Yết(?),Thiếu Sửu
  30. Lê… người Vũ Lăng, làm quan đến chức Lễ Bộ Tả Thị Lang.
  31. Nguyễn… người La Phù, làm quan đến chức Tham Nghị.
  32. Lê… người Vũ Lăng, làm quan đến chức Binh Bộ Tả Thị Lang.
  33. Nguyễn Văn Hiệp, người Nghiêm Xá, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.
  34. Ngô Hoan, người Nghiêm Xá, bố của Ngô Ước, Ngô Hoằng.làm quan đến chức Thiêm Đô Ngự Sử.
  35. Trịnh Quỳ, người xã Tử Dương, làm quan đến chức Binh Bộ Thượng Thư
  36. Dương Trực Nguyên, người Thượng Phúc, bố của Dương Kỳ, làm đến chức Đô Ngự Sử Đài, tước Thanh Hà Hầu.
  37. Trần… người võ Lăng, làm đến chức Tham Nghị
  38. Trần, người Thụy Thú, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử
  39. Hai cha con họ Nguyễn, người Tử Dương, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  40. Nguyễn Lục, người Nghiêm Xá, làm quan đến giám sát ngự sử.
  41. Bùi Thúc Độ, người Cát Ba(?) làm quan đến chức Hiến Sát Sứ
  42. Phạm Đức Chinh, người la Phù, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  43. Sửu Mậu Khôi, người …. Làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư, Tước Đắc An Hầu.
  44. Đào Như Hổ, người Triều Đông, làm quan đến chức Đoán Sự.
  45. Trần Lư, người thôn Bình Vọng, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.
  46. Ngô Ước, người Nghiêm Xá, làm anh của Ngô Hoằng, làm quan đến chức Hàn Lâm Học Sĩ.
  47. Đàm Đức Nhuận, người Lựu(Khê, Lạc)? làm quan đến chức Đoán Sự.
  48. Ngô Hoằng, người Nghiêm Xá, huynh đệ đồng khoa, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.
  49. Nguyễn Hãng, người Võ Lăng, đỗ Bảng Nhãn, làm quan đến chức Tả Thị Lang
  50. Dương Kỳ, người Thượng Phúc, làm quan đến chức Lại Bộ Hữu Thị Lang..
  51. Nguyễn Trung Tín, người Vạn Điểm, làm quan đến chức Lại Bộ Hữu Thị Lang, Tước Thị Xuyên Hầu.
  52. Đỗ Kim Oánh, người Vũ Lăng, làm đến chức Tham Nghị.
  53. Nguyễn Tựu, người Phúc Hoa(?) làm quan đến chức Kinh Diên(..) Lâm Bá.
  54. Nguyễn Hữu Dực, làm đến chức Đề Hình, làm quan đến Tước Bá.
  55. Lê Kính, người Thượng Phúc, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử
  56. Lễ Trữ, người Bạch Hoa, làm quan đến chức Lễ Bộ Tả Thị Lang.
  57. Ngô Vĩ, người Vạn Điểm, làm quan đến chức Tả Thị Lang, Kiến Lễ Hầu. Vốn được truyền là Lễ Bộ Thượng Thư Sùng Lễ Hầu.
  58. Lý Công Bật, người Hạ Hồi, có thuyết cho là người Công Minh(?). làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  59. Sửu Đàm, người An Duyên, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ, tước Thọ Nham Tử.
  60. Nguyễn Khắc Ngôn, người Văn Tự
  61. Nguyễn Văn Lang, người Vũ Lăng, làm quan đến chức Thiêm Sứ, Thượng Tư tước Hầu. Vốn truyền là Binh Bộ Thượng Thư Nghĩa Toàn Hầu.
  62. Phạm … người Bình Lăng, làm quan đến chức Tham Chính, tước phong Vĩ Tử.
  63. Nguyễn Hữu Tác, người Nghiêm Xá, làm quan đến chức Tham Chính, tước Mai Xuyên Tử.
  64. Phạm Văn Bưu, người Nghiêm Xá, làm quan đến chức Công Bộ Hữu Thị Lang, tước Liễu Xuyên Tử. Có thuyết cho là làm quan đến chức Tham Chính.
  65. Nguyễn Trạm, người Cát Lăng, làm quan đến chức Tham Chính, tước Cát Xuyên Tử.
  66. Phạm Thế Hỗ, người Quất Động, làm quan đến Hiến Sát Sứ.
  67. Trần Hữu Lễ, người Cát Pha(?), lamf quan đến chức Đại Bộ Tả Thị Lang, kiêm Đông Các Học Sĩ, tước Thọ Hải Hầu, tặng làm Công Bộ Thượng Thư.
  68. Trần Khái, người Quất Động, làm quan đến chức Hộ Bộ Tả Thị Lang, tước Vinh Quý Hầu, tặng làm Công Bộ Thượng Thư.
  69. Lương Mậu Huân, người Chương Dương, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  70. Nguyễn Hữu Đăng, người Bình Vọng, làm quan đến ứng thí Thọ Xương, Đề Hình Giám Sát Ngự Sự.
  71. Nguyễn Phương Sĩ, người Phương Quế, làm quan đến chức Nội Tán Hàn Lâm Viện Hiệu Thảo.
  72. Nguyễn Trung Lượng, người Nhị Khê, làm quan đến chức Công Khoa Cấp Sự Trung.
  • Đến năm Ất Hợi, thì miếu thờ bị gió thổi sập, thủ từ cùng dân mới lo việc trùng tu, thì quan huyện cùng thân sĩ làm lễ có thịt châu, sỏ lợn, tiền, từ nay về sau để lo việc đó.
  • Quán Hưng Thánh vốn là đền chung của huyện đã được xây xong, sau đó nên tu sửa, muôn đời sau không được phép chuyển đổi di dời.
  • Hàng năm hai mùa tế xuân thu, đều theo ngày sau của Đinh Tế. Còn cái việc tiền của bản thân, cùng tiền gạo của dân ứng ra và chia làm hai kỳ. Đến ngày tế, những người tham dự nên, trai giới chỉnh tề áo mũ, để tỏ lòng kính ý.
  • Tất cả quan thừa sai áp tác của xã An Duyên gồm có Đặng Quốc Cường người Xuân La, quan viên tử xã Chính Nguyễn Sức người Nhị Khê, ông sinh đồ trông coi quét tước Trương Công Khuê?
  1. Dương Công Độ, đỗ khoa Quý Hợi, người Nhị Khê, làm quan đến chức Nghệ An Tham Chính.
  2. Nguyễn Trung quán, người xã Cổ Hiền, làm quan đến chức Hình Bộ Hữu Thị Lang, tước Tín Trạch Hầu.
  3. Từ Bá Cơ, người Phương Quế, đỗ khoa Nhâm Thìn, làm quan đến chức Thanh Hoa Tham Chính(anh)
  4. Từ Bá Đình, người Phương Quế, đỗ khoa Tân Sửu, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sự(em)
  5. Trần Trọng Liêu, người Văn Giáp, đỗ Hoằng Giáp, làm quan đến chức Đông Các Học Sĩ, tước Văn Lĩnh Bá.
  6. Đào Duy Doãn, người Chương Dương, đỗ Khoa Canh Thìn, làm quan đến chức Sơn Tây Hiến Sát Sứ.
 
+ Phối vào văn bia:
  • ở tổng Bình Vọng gồm:
Binh Sứ Bắc Quận Công, Phượng Dực Thái Bảo Võ Quận Công – Nguyễn Lễ, Thiếu Phó Tấn Quận Công – Nguyễn Tường.
  • Vào năm Bính Thân có ông Hoằng Phúc Giám Sinh Đinh Tông Thuyên, con trai nối dõi là Hoài An Tri Huyện Đinh Bá Thường thừa mệnh Bản huyện cùng các quan Triều Đình, cùng các quan viên chính chức kính sửa tòa nội đường từ vũ, cùng sửa chữa tiền đường, cùng khắc thêm phần bia kí này. Mới ứng trước ra cổ tiền là 300 quan để hoàn thành, để sau này điểm danh bổ đầu người để thu lại.
  • Đến kỳ làm sai dịch, người An Duyên trông coi đền thờ thì được miễn đi đắp đê, cùng các lao dịch khác. Nay có sửa chữa từ vũ, thì cung ứng cổ tiền là 50 quan, cùng tiền nạp lễ được miền trừ hàng năm là 10 quan.
  • Bi mới
  • Việc dựng cất đền thờ, cùng việc tạo dựng bia ký khắc ghi tên họ trong hội tư văn(để tiện rõ về địa chỉ mà không câu nệ về tuổi).
  • Dương Công Độ người Nhị khê, tiền là 40 quan.
  • Bản huyện cung tiến cổ tiền 47 quan.
  • Nguyễn Tố Phác(Nhị Khê)
  • Nguyễn Công Thức
  •  …………………….
 
* DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA BẢNG HUYỆN THƯỜNG TÍN
 
  1. Dương Chính – Thượng Phúc
  2. Nguyễn Phi Khanh – Nhị Khê
  3. Mai Tú Phu – Thượng Phúc
  4. Nguyễn Trãi – Nhị Khê
  5. Lý Tử Tấn – Triều Đông
  6. Nguyễn Như Đổ - Tử Dương
  7. Nguyễn Đạt – Duyên Trường
  8. Phạm Cư – La Phù(Có Thuyết cho là Người Vũ Lăng)
  9. Nguyễn Vĩnh Tích – Phương Quê
  10. Trần Duy Hinh – Vũ Lăng  – Thắng Lợi
  11. Đào Tuấn Khanh – Vũ Lăng – Thắng  Lợi.
  12. Đinh Thúc Thông – Vũ Lăng - Thắng Lợi(Đ)
  13. Đỗ Kim Oánh –  Vũ Lăng Thắng Lợi(Đ)
  14. Ứng Ngạn Lượng – Hưng Hiền
  15. Vũ Đức Trinh – Nỏ Bạn – Vân Tảo
  16. Nghiêm Lâm – La Phù - Thọ Giáo
  17. Doãn Hoành Tuấn – An Duyên,
  18. Nguyễn Văn Hiệp – Nghiêm Xá, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ.
  19. Trịnh Quỳ - Tử Dương
  20. Ngô Hoan – Nghiêm Xá
  21. Dương Trực Nguyên – Nguyễn Trãi
  22. Nguyễn Trác – Nghiêm Xá
  23. Phạm Đức Trinh – Tân Minh
  24. Trần Lư – Bình Vọng
  25. Doãn Mậu Khôi – An Duyên
  26. Đào Như Hổ - Triều Đông
  27. Nguyễn Kính Hòa – An Duyên
  28. Ngô Ước – Nghiêm Xá
  29. Đàm Đức Nhuận – Lưu Khê -  Tô Hiệu
  30. Ngô Hoành – Nghiêm Xá
  31. Nguyễn Hãng – Vũ Lăng, đỗ Bảng Nhãn – Thăng Lợi
  32. Dương Hạng – Thượng Phúc - Nguyễn Trãi
  33. Nguyễn Trung Tín – Vạn Điểm
  34. Lê Kính –  Thượng Phúc - Nguyễn Trãi
  35. Nguyễn Hữu Dự - Cống Xuyên
  36. Nguyễn Đức – Nỏ Bạn
  37. Đinh Doãn Tín – Văn Giáp
  38. Lê Trữ - Bạch Liên
  39. Ngỗ Vĩ – Vạn Điểm
  40. Phạm Văn Lan – Vũ Lăng - Thắng Lợi
  41. Lý Công Bật – Hà Hồi
  42. Doãn Đàm – An Duyên
  43. Bùi Văn Bưu – Nghiêm Xá
  44. Nguyễn Hữu Tác – Nghiêm Xá
  45. Phạm Thế Hỗ - Quất Động
  46. Trần Khái – Quất Động
  47. Phùng Viết Tu – Thắng Lợi
  48. Lương Mộng Huân – Chương Dương
  49. Nguyễn Hữu Đăng – Bình Vọng
  50. Nguyễn Đăng Sĩ – Phương Quế
  51. Nguyễn Trung Lượng – Nhị Khê
  52. Dương Công Độ - Nhị Khê
  53. Nguyễn Trung Quán – Cổ Hiền
  54. Từ Bá Cơ – Phương Quế
  55. Nguyễn Tuyền(Toàn) – Nỏ Bạn(Văn Giáp)
  56. Từ Trọng Đĩnh – Phương Quế
  57. Trần Trọng Liêu – Văn Giáp
  58. Đào Duy Doãn – Chương Dương
  59. Lê Nguyễn Thường – Bình Vọng
  60. Nguyễn Ý – Vân La
  61. Lê Tông Quang – Bình Vọng
  62. Nguyễn Tông – Bình Vọng
  63. Lê Duy Trung – Thượng Phúc - Nguyễn Trãi
  64. Nguyễn Văn Hinh – Văn Giáp
  65. Từ Đạm – Hà Hồi
  66. Trầm Văn Sàm – Hạ Thái
  67. Trần Tán Bình – Vạn Điểm
  68. Từ Thiệp – Khê Hồi.
  69. Ngô Hồn – Nhị Khê, đỗ Hoàng Giáp Khoa Giáp Dần, niên hiệu Long Khánh thời Trần, làm quan đến chức Bộc Xạ, sau chết được tặng chức Tư Đồ.
  70. Nguyễn Nha – Văn Giáp, quê ở phường Cổ Vũ huyện Thọ Xương, đỗ thời Mạc, đỗ Nhị Giáp năm Bính Tuất, niên hiệu Đoan Thái nhà Mạc, làm quan đến chức Tham Chính.
  71. Nguyễn Duệ - Văn Giáp, người quê gốc ở Thanh Trì, đỗ Nhị Giáp khoa Mậu Tuất, niêu hiệu Vĩnh Thịnh làm quan đến chức Binh Tả sau khi chết được tặng làm chức Thượng Thư.
  72. Lê Doãn Thường – Bình Vọng, đỗ Đồng Tiến Sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng, làm quan đến chức Tham Chính Trấn Kinh Bắc.
  73. Lê Quang(Cuông) – Bình Vọng, đỗ đồng tiến sĩ khoa Nhâm Ngọ niêu hiệu Minh Mệnh.
  74. Nguyễn Trữ - Bình Vọng, đỗ đồng Tiến Sĩ khoa Đinh Sửu, làm quan đến chức Tổng đốc tỉnh Hưng Yên.
  75. Doãn Khuê – An Duyên, người gốc Thanh Trì.
  76. Nguyễn Hinh – Văn Giáp, đỗ đồng tiến sĩ….
  77. Nguyễn Văn Vi – Người huyện Thượng Phúc(không rõ thuộc địa phận nào) do mất tên tuổi.
  78. Đỗ Văn Tâm – Cựu Quỳnh(?) Canh Thìn Đồng Tiến Sĩ.
  79. Lê(tương truyền tên là) Nguyên Kỷ, người Bình Vọng, đỗ Trạng Nguyên.
  80. Phùng….. Người Vũ Lăng, đỗ Trạng Nguyên.
  81. Trần……. người Gia Phúc, đỗ Bảng Nhãn.
  82. Trần….. người làng Văn Tự, đỗ Bảng Nhãn.
  83. Dương…. Người là Nghiêm Xá, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  84. Nguyễn…. người làng xã Nghiêm Xá, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  85. Trần…. người xã Do Lễ, làm quan đến chức Nhập Nội hành khiển.
  86. Nguyễn Đình Tích(Tứ), người làng Phương Quế, làm quan đến chức Thị Lang Thừa Chỉ.
  87. Trần … người xã Đại gia(?) làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  88. Đào…  người xã Thượng Phúc, Bảo Hòa Cung Học Sĩ.
  89. Hoàng Quán Chi, người làng Thụy Thú, làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển.
  90. Mất tên….. Người Do Lễ, làm quan đến chức chuyển vận sứ.
  91. Nguyễn…. người xã Nhị Khê, làm quan đến chức Tu sử.
  92. Nguyễn…. người Do Lễ, làm quand đến chức Tư Nghiệp.
  93. Nhị Trương, người xã Vũ Lăng, làm quan đến chức Nhập Thị Kinh Diên.
  94. Nguyễn… người Bạch Hoa, làm quan đến chức Tham Chính.
  95. Hai cha con họ Trần, người Vũ Lăng, đỗ Thám Hoa.
  96. Hai cha con họ Trần, người Vũ Lăng, đỗ Thám Hoa.
  97. Lưu…. Người xã Vạn Điểm, làm quan đến chức Thiêm Đô Ngự Sử.
  98. Nguyễn… người xã Nhị Khê(cháu của Tiến tức Nguyễn Trãi) làm quan đến chức Thừa Sứ.
  99. Đào Tuấn Khanh, người Trình Viên(?) có thuyết cho là người Võ Lăng..
  100. Sửu Hoằng Tế….. Bá Phụ của… Cao tổ của ông Đàm, làm quan đến chức Thượng Thư.
  101. Phan…. Người Diên Yết(?),Thiếu Sửu
  102. Lê… người Vũ Lăng, làm quan đến chức Lễ Bộ Tả Thị Lang.
  103. Nguyễn… người La Phù, làm quan đến chức Tham Nghị.
  104. Lê… người Vũ Lăng, làm quan đến chức Binh Bộ Tả Thị Lang.
  105. Trần… người võ Lăng, làm đến chức Tham Nghị
  106. Trần, người Thụy Thú, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử
  107. Hai cha con họ Nguyễn, người Tử Dương, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  108. Hai cha con họ Nguyễn, người Tử Dương, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  109. Nguyễn Lục, người Nghiêm Xá, làm quan đến giám sát ngự sử.
  110. Bùi Thúc Độ, người Cát Ba(?) làm quan đến chức Hiến Sát Sứ
  111. Phạm Đức Chinh, người la Phù, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  112. Sửu Mậu Khôi, người …. Làm quan đến chức Lễ Bộ Thượng Thư, Tước Đắc An Hầu.
  113. Đàm Đức Nhuận, người Lựu(Khê, Lạc)? làm quan đến chức Đoán Sự.
  114. Dương Kỳ, người Thượng Phúc, làm quan đến chức Lại Bộ Hữu Thị Lang..
  115. Nguyễn Tựu, người Phúc Hoa(?) làm quan đến chức Kinh Diên(..) Lâm Bá.
  116. Nguyễn Hữu Dực, làm đến chức Đề Hình, làm quan đến Tước Bá.
  117. Ngô Vĩ, người Vạn Điểm, làm quan đến chức Tả Thị Lang, Kiến Lễ Hầu. Vốn được truyền là Lễ Bộ Thượng Thư Sùng Lễ Hầu.
  118. Sửu Đàm, người An Duyên, làm quan đến chức Hiến Sát Sứ, tước Thọ Nham Tử.
  119. Nguyễn Khắc Ngôn, người Văn Tự
  120. Nguyễn Văn Lang, người Vũ Lăng, làm quan đến chức Thiêm Sứ, Thượng Tư tước Hầu. Vốn truyền là Binh Bộ Thượng Thư Nghĩa Toàn Hầu.
  121. Phạm … người Bình Lăng, làm quan đến chức Tham Chính, tước phong Vĩ Tử.
  122. Phạm Văn Bưu, người Nghiêm Xá, làm quan đến chức Công Bộ Hữu Thị Lang, tước Liễu Xuyên Tử. Có thuyết cho là làm quan đến chức Tham Chính.
  123. Nguyễn Trạm, người Cát Lăng, làm quan đến chức Tham Chính, tước Cát Xuyên Tử.
  124. Trần Hữu Lễ, người Cát Pha(?), làm quan đến chức Đại Bộ Tả Thị Lang, kiêm Đông Các Học Sĩ, tước Thọ Hải Hầu, tặng làm Công Bộ Thượng Thư.
  125. Lương Mậu Huân, người Chương Dương, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sử.
  126. Nguyễn Phương Sĩ, người Phương Quế, làm quan đến chức Nội Tán Hàn Lâm Viện Hiệu Thảo.
  127. Nguyễn Trung Lượng, người Nhị Khê, làm quan đến chức Công Khoa Cấp Sự Trung.
  128. Từ Bá Đình, người Phương Quế, đỗ khoa Tân Sửu, làm quan đến chức Giám Sát Ngự Sự(em)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00774489

Hôm nay: 186

Ngày hôm qua: 219

Tháng này: 7100

Tháng trước: 8631

Tất cả: 774489


Đang Online: 15
IP: 3.145.151.141
Mozilla 0.0