Đinh nguyên Thám hoa Vũ Thạnh và Văn bia chùa Đại Minh.

16/10/2018
ĐÌNH NGUYÊN THÁM HOA VŨ THẠNH VÀ 
VĂN BIA CHÙA ĐẠI MINH
THÍCH MINH TÍN
Trường Trung cấp Phật học Hà Nội
Chùa Đại Minh ở thôn Duyên Trường, xã Duyên Thái huyện Thường Tín, Hà Nội. Đây là một ngôi chùa cổ lâu đời. Theo thông tin từ các vị cao niên và căn cứ tên chùa thì có lẽ chùa được xây dựng từ thời thuộc Minh. Trên chuông đồng tại chùa có ghi lời nhận định: 吾延長賀泰二社有寺曰大明其祀於胡末之屬于明乎/Hai xã Diên Trường Hạ Thái ta có ngôi chùa là Đại Minh. Có lẽ chùa từ cuối đời nhà Hồ xây dựng thời thuộc Minh chăng!(1). Trải qua mưa nắng lâu ngày, chùa đã qua nhiều lần trùng tu khởi tạo. Trong quá trình điền dã tại địa phương, chúng tôi phát hiện tại chùa còn lưu giữ một văn bia do Đình nguyên Thám hoa triều Lê là Vũ Thạnh soạn.
Vũ Thạnh晠(1664 - ?), tự là Phác Phủ 仆甫người làng Đan Loan, huyện Đường An, trấn Hải Dương (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Theo văn bia tại chùa Đại Minh, ông còn có hiệu là Đoan Phủ端甫. Ông xuất thân là con nhà nghèo, sau lưu lạc đến ở khu vực chùa Báo Thiên trong kinh thành Thăng Long(2).Từ thuở nhỏông đã theo thờ Tiến sĩ Vũ Công Đạo(3) làm thầy. Đến năm Ất Sửu (1685) niên hiệu Chính Hòa thứ 6 đời Lê Hy Tông, đỗ Đình nguyên Thám hoa lúc mới 23 tuổi. Ông làm quan, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Hồng lô Tự khanh, Thiêm đô Ngự sử, Bồi tụng.
Sau vì ông đem việc các quan hoạn hay cầu cạnh, xin xỏ trong việc kiện tụng ra nói ở phủ Tiết chế, chúa cả giận giao triều đình luận bàn, rồi cho bãi chức ông vì tội gièm pha. Ông về mở trường dạy học tại nhà ở làng Hào Nam (nay thuộc quận Đống ĐaHà Nội). Sau này làng Hào Nam suy tôn ông làm Thành hoàng làng. Một thời gian sau, ông được khởi phục, làm đến chức Tự khanh.
Theo sử sách: Vũ Thạnh là người ưa thực nghiệp, ghét hư văn, ra sức cải cách văn phong. Nghe tiếng ông, hàng ngàn học trò xa gần đến thụ nghiệp ở trường ông, ềnhiều người đỗ đại khoa, có nhiều người làm quan có danh tiếng.
Vũ Thạnh mất năm nào không rõ, được triều đình truy tặng chức Tham chính. Con ông là Tiến sĩ Vũ Huy, cũng đậu Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1712) niên 
hiệu Vĩnh Thịnh thứ 8, làm quan đến chức Hữu Thị lang.
Hiện nay đường vào khu tập thể Hào Nam (quận Đống ĐaHà Nội), nơi ông dạy học xưa kia được gắn biển phố mang tên ông. Tác phẩm của Vũ Thạnh có Hào Nam văn tập 豪南文集(nay đã bị thất lạc) và một số văn bia. Hiện trong Toàn Việt thi lục 全越詩錄còn lưu lại 24 bài thơ viết bằng chữ Hán của ông(4). Qua những vần thơ ấy, người ta biết ông là “một trí thức ước mong một cuộc sống thanh cao, nhàn dật trong cảnh điền viên. Cũng có lúc than thở về nhân tình thế thái, nhưng giữ thái độ an bần lạc đạo, giữ vẹn tình nghĩa ở đời. Lời thơ tao nhã, chân thực, ít gò bó, có phong vị dân tộc”(5).
Tư liệu về danh nhân Vũ Thạnh hiện còn trong tình trạng tản mát, thất lạc. Việc sưu tầm các thơ văn trước tác của ông là một việc làm có ý nghĩa, nhân chuyến đi công tác của mình chúng tôi sưu tầm thác bản và giới thiệu dịch nghĩa tấm bia này, góp phần sưu tầm, bổ sung tư liệu để tìm hiểu sâu sắc hơn về thân thế cuộc đời, và sự nghiệp thơ văn của nhà khoa bảng Vũ Thạnh, nhà giáo, danh nhân thời Lê Trung hưng.
Nguyên văn tấm bia 2 mặt:
大明寺
Mặt 1.
山南道常信府青池延長賀泰二社大明寺後佛碑序并銘
謂夫,有功德於民者必享其報, 而蒙恩於人者可不追思而祀之乎! 睠茲
聖朝正府侍內宮嫀陳氏題號妙提者, 迺於本縣青池社人也 . 生得質秀仙顏德符佛子. 及笄而選入君王側, 寵冠椒房. 產麟趾東平之忠孝. 頒白而大發菩提心. 樂遊鷲嶺, 躅牟家觀世之慈悲. 間見住持所言. 大明寺乃二社古跡名藍. 久歷星霜, 頗侵魚蠧.爰興功德作福大發錢財不勒經費 , 木石山儲鳩工雲集. 既修造前堂一座, 重修燒香, 上殿, 後堂各連. 倏然而成, 黃金之宮殿 ,碧玉之樓臺. 復棟美銅鑄為洪鐘, 當中天而吼鯨音, 震大聲以覺蠢眾 . 遂使仙宮法器藹爾完全. 尤厚惠以銅錢田畝. 一舉而善緣圓滿 . 二邑之民自此而有祝聖之場, 有祈福之所. 男女老幼孰不屬目而仰望, 孰不傾心而敬慕焉.乃相與語曰:人言
佛在兜率之天, 誰知我之此邑亦有降生此佛乎! 始信山不在高有仙則名而心即佛也 . 因共論冒瀆保請尊奉正府侍內宮嫀陳氏題號妙提為大明寺後佛 . 其儀禮具有恒式, 其香火約等長天, 方面承一許更心誓數言. 茲後生二邑為斯民者, 但當思慕不忘, 奉承靡斁. 千載而一日萬古而一心 .雖此寺有舊而此 未始不新. 雖此碑將刓而此心未常或泯 . 如此則尊德之隆恩厚澤等浩劫以長存而吾二邑之美俗仁風 , 享昇平之益 , 永與天地而長泰等社日月以光明. 顧不韙歟! 因徵文為序勒之貞珉以壽其傳 . 更為銘曰
陳氏貴嬪,
青鄉秀出.
寵預俶房,
心馳兜率.
明寺重修,
殿堂盤鬱.
且鑄洪鐘,
以警群物.
錢作福貲,
田供祭實.
民慕若慈,
奉為後佛.
保語孔彰,
記碑有屹.
傳戒自欺,
詩賡相室.
世有億年,
誠存一日.

皇朝正和萬萬年之十五歲在甲戌孟冬穀日
賜乙丑科第一甲進士及第, 知侍內書寫, 戶番陪從 ,禮科都給事中 , 奉天壽昌報天武端甫撰
佛弟子沙彌字真香法寶和尚住持拜寫
Mặt 2

常信府青池縣延長賀泰二社延長社鄉長姓名腳色官員社村長

陳榮
監生阮碩望
官員子阮繼芳
官員子陳廷寶
監生馮有敬
生徒社正謝曰寧
社史阮名高
社胥阮進善
官員孫鄧登進
生徒謝曰壽
前社長阮內 , 阮光弼
官員阮操 , 馮材
前社長馮京 , 謝致平
前社長阮有志, 范傳 , 鄧千春 , 鄧德名, 黎俊才
前社長陳克仁 , 鄧時相
前社長鄧公正
生徒前社長阮攀隆
前社長杜登相, 謝攀鱗
生徒前社長阮生祿, 謝曰仁. 黎為儒
生徒上下等
賀泰社聯名官員社村長

杜攀龍
前社長阮廷魁
社官首合杜克用
社胥杜文致
前社長張榮進 , 杜文興, 阮文信
前社長阮冠倫
生徒前社長張調, 謝文常,何有志
前社長阮光朝 , 陳文魁
前社長阮文得 , 杜公純
前社長杜曰福 , 杜閉 , 杜進成 , 陳進強
前社長丁公成 , 阮克讓 , 陳文教
并銘鄉老上下巨小等
常聞千香之芳必有聲名之木 . 十室之邑必有忠信之人 . 茲二社承見本縣青池社正府侍內宮嬪陳氏題號妙提發菩提心興功作福修造前堂并重修上殿燒香後堂原二社古跡名藍大明寺其二社自阮進善至陳文教上下巨小等人人仰慕發歡喜心敬保陳氏題號妙提為後佛以恭祀事以求流傳為此承保所有各條開陳于左

一忌日七月二十八日
一敬奉正府侍內宮嬪陳氏題為後佛
一每年係常先節料并生日其二社敬禮
一百歲之後其二社敬忌具齊盤十八盤
一許二社田八畝各所處東西四至四畝為後佛奉事二畝為敬忌顯考陳一郎字惠寧九月初十日齋具二盤及顯妣何貴氏號慈仁諡榮敬四月十七日齋具二盤二畝在本寺為供佛并預告敬忌前日孫女侯陳氏平號妙公 , 陳氏餒 , 陳氏朝 , 陳氏忝 , 陳氏曉 .
常信府青池縣延長賀泰二社官員社鄉長自阮進譜至陳文教上下巨小等係田寺延長二分賀泰一分常謂朝廷以紀綱為法人民以敬讓為先茲二社承見本縣青池社乳養王子阮氏錦號妙順玉盛金剛菩薩興崇佛法陰其德則德行兼全語其才則才能貫世其二社自阮進善至陳文教上下等應敬保阮氏錦號妙順為後佛亦儀隨次奉事繼世綿綿永永以享久長之福. 為此茲保所有各條開陳于左
一敬奉乳養王子阮氏錦號妙順玉順玉盛金剛菩薩為後佛 一忌日十二月初四日
一許二社田一畝又一高在本寺為預告前日
一百歲之後敬忌齊盤共三盤
仁夫陳貴公字純德
諡敦厚府君忌七月十一日齋具一盤顯考阮貴公字福正親男陳貴公字睿達諡明敏府君
皇朝正和十五年十一月十二日立碑記
田在寺和尚香二畝二高為奉
Dịch nghĩa:
Mặt 1:
CHÙA ĐẠI MINH TỰ
Bài Tựa và bài Minh bia Hậu Phật chùa Đại Minh ở hai xã Duyên Trường, Hạ Thái huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam.
Nói rằng, ôi, người có công đức với dân ắt hưởng được báo đáp của dân, mà kẻ mang ơn của người có thể không biết truy ân và phụng tự người hay sao! Kính rằng có bà Thị nội cung tần trong chính phủ thời thánh triều ta là bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề, người trong xã, ở huyện Thanh TrìSinh ra được vẻ đẹp tú lệ, cốt cách tiên nhân, đức xứng phật tử .
Tuổi cập  vời tuyển vào hầu cận bên vua, được sủng ái bậc nhất tiêu phòng(6). Sinh con hiếu như điềm hiện móng lân(7), có đức trung như Đông Bình đời Hán(8). Tuổi cao lại phát bồ - đề tâm(9). Lòng hoan lạc vui chơi miền Thứu lĩnh(10). Hạnh từ bi noi Quan Thế(11) nhà Phật. Gặp được sư trụ trì giáo hóa. Rằng chùa Đại Minh là cổ tích danh lam của hai xã (Duyên Trường, Hạ Thái). Nay đội phong sương đã lâu, lại thêm mối mọt phá hoại. (Bà) liền mở tâm công đức làm phúc bỏ hết tiền tài, chẳng ngại kinh phí, gỗ đá như núi, thợ thuyền như mây. Đã tạo nhà tiền đường một tòa, lại trùng tu nhà thiêu hương, nhà thượng điện, nhà hậu đường các bên. Bỗng chốc mà nên như cung điện son vàng, tựa lâu đài ngọc bích. (Bà) lại đóng góp đồng tốt, đúc đại hồng chung(12), thực là giữa trời âm Kình ngân tiếng(13), vang đại thanh để giác ngộ kẻ tối nguThế là tiên cung pháp khí đầy đủ hoàn toàn. Lại hậu ban thêm tiền đồng, ruộng mẫu. Cùng một lúc mà việc thiện duyên viên mãnHai ấp dân từ đây thờ Thánh có nơi, cầu phúc có chốn. Trai gái trẻ già, ai là không ngước mắt ngóng trông, ai là không ngửa lòng kính mộ. Bèn truyền nhau rằng:
Cứ ngỡ Phật trên trời Đâu Suất(14), Ai hay ấp ta đây cũng có Phật ấy giáng sinh! .
Mới biết núi chẳng phải vì cao, có tiên thì danh tiếng. Tâm ấy là Phật, Phật ấy tại tâm. Nhân cùng luận bàn, mạo muội xin thỉnh tôn phụng bà Chính phủ thị nội cung tần Trần Thị Đềhiệu là Diệu Đề làm hậu Phật chùa Đại Minh. Nghi lễ thờ phụng theo cách thức thường lệ, để hương hỏa thờ bà được mãi cùng trời đất. Lại hứa một lần mà lòng thề mấy chữ. Những kẻ hậu sinh của hai ấp, làm dân ở đây, phải suy xét chớ quên, phụng thờ chớ bỏ. Nghìn năm như một buổi, muôn thuở giữ một lòng. Dẫu chùa này có cũ nhưng nghi lễ này thủy chung như mới. Dẫu bia này có mòn vạt mà tâm ấy không từng mai một. Được như thế thì ơn trạch của bậc tôn đức(15) còn mãi mãi muôn kiếp trường tồn mà hai ấp dân ta  tục nhân phong, được hưởng thăng bình ích lợi, mãi mãi với đất trời; mà Trường mà Thái các (16) nhật nguyệt rạng ngời. Thế chẳng hay đẹp lắm sao ! nhân xin lời văn làm tựa khắc vào đá cứng để truyền lưu muôn đời. Vậy làm bài minh rằng:
Q tần họ Trần, Quê Thanh tú xuất.
Sủng ái tiêu phòng(17), Tâm miền Đâu Suất(18).
Chùa Minh trùng tu(19), Điện đường kiến trúc.
Lại đúc hồng chung, Thức tỉnh muôn vật.
Tiền cúng làm phúcRuộng hiến tế thực.
Dân mộ mẫu từPhụng thờ hậu phật.
Lời bầu rõ ràng, Ghi bia cao ngất.
Truyền răn chớ thường, Lời thơ thành thật(20).
Dẫu có muôn năm, Lòng thành nhất nhật.
Ngày lành đầu Đông năm Giáp Tuất, niên hiệu Hoàng triều Chính Hòa thứ 15 (1694) muôn muôn năm.
Tứ Tiến sĩ khoa Ất SửuTri Thị nội Thư tảHộ phiên Bồi tụngLễ khoa Đô cấp sự trungPhụng Thiên Thọ Xương Báo Thiên  Đoan Phủ soạn(21).
Phật đệ tử Sa di tự Chân HươngPháp Bảo hòa thượng trụ trì bái viết.
Mặt 2:
BIA HẬU PHẬT
Hai xã Duyên Trường Hạ Thái huyện Thanh Trì phủ Thường Tín.
Tên họ các bậc chức sắc quan viên  thôn trưởng hương trưởng  Duyên Trường.
 tên
Trần Vinh
Giám sinh(22) Nguyễn Thạc Vọng
Quan viên tử(23) Nguyễn Kế Phương
Quan viên tử Trần Đình Bảo
Giám sinh Phùng Hữu Kính
Sinh đồ(24)  chính Tạ Viết Ninh
 sử(25) Nguyễn Danh Cao
  Nguyễn Tiến Thiện
Quan viên tôn Đặng Đăng Tiến
Sinh đồ Tạ Viết Thọ
Tiền  trưởng Nguyễn NộiNguyễn Quang Bật
Quan viên Nguyễn ThaoPhùng Tài
Tiền  trưởng Phùng KinhTạ Trí Bình
Tiền  trưởng Nguyễn Hữu ChíPhạm TruyênĐặng Thiên XuânĐặng Đức Danh Tuấn Tài
Tiền  trưởng Trần Khắc NhânĐặng Thì Tương
Tiền  trưởng Đặng Công Chính
Sinh đồ Tiền  trưởng Nguyễn Phàn Long
Tiền  trưởng Đỗ Đăng TươngTạ Phàn Lân
Sinh đồ Tiền  trưởng Nguyễn Sinh LộcTạ Viết Nhân Vi Nho sinh đồ thượng hạ đẳng quan viên  thôn trưởng xã Hạ Thái liên danh.
Kê tên
Đỗ Phàn Long
Tiền  trưởng Nguyễn Đình Khôi
 quan Thủ hợp(26) Đỗ Khắc Dụng
  Đỗ Văn Trí
Tiền  trưởng Trương Vinh TiếnĐỗ Văn HưngNguyễn Văn Tín
Tiền  trưởng Nguyễn Quan Luân
Sinh đồ Tiền  trưởng Trương ĐiềuTạ Văn Thường Hữu Chí
Tiền  trưởng Nguyễn Quang TriêuTrần Văn Khôi
Tiền  trưởng Nguyễn Văn ĐắcĐỗ Công Thuần
Tiền  trưởng Đỗ Viết PhúcĐỗ BếĐỗ Tiến ThànhTrần Tiến Cường
Tiền  trưởng Đinh Công ThànhNguyễn Khắc NhượngTrần Văn Giáo
Cùng ghi danh các vị hương lão trên dưới lớn nhỏ.
Từng nghe rằng: rừng thơm muôn mùi, ắt có cây quý giá. Ấp có mười nhà tất có người trung tín. Nay hai xã nhân dân thấy bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề là cung tần thị nội trong phủ, người xã Thanh Trì trong bản huyệnphát bồ - đề tâm hưng công làm phúctu tạo tiền đường lại trùng tu thượng điện, nhà thiêu hươnghậu đường của chùa Đại Minhnguyên là cổ tích danh lam của cả hai . Vậy nhân dân hai xã từ ông Nguyễn Tiến Thiện đến ông Trần Văn Giáo trên dưới lớn nhỏ người người đều ngưỡng mộphát tâm hoan hỉ kính bầu bà Trần Thị Đề hiệu Diệu Đề làm Hậu Phậtđể cung kính việc thờ tự, để cầu cho (gương tốt bà) được lưu truyềnVậy thừa bầu, có ruộng các sở khai dưới đây:
 rằng
Giỗ ngày 28/7
Kính phụng bà Phủ thị nội cung tần Trần Thị Đề làm Hậu Phật.
Mỗi năm hễ đến tiết Thường Tiên(27) và ngày sinh nhật. Nhân dân hai xã đều phải kính lễ.
Khi bà trăm tuổi, thì dân hai xã kính giỗ cơm chay 18 cỗ.
Hứa cho hai  ruộng tám mẫuCác sở ở đông tây 4 phía bốn mẫu làm việc phụng sự Hậu PhậtHai mẫu làm giỗ cho các cụ: Hiển khảo Trần Nhất Lang, tên tự Huệ Ninh giỗ ngày 10/9 cỗ chay hai cỗ. Cụ bà, là Hiển tỉ  quý thị, tên hiệu là Từ Nhân, tên thụy là Vinh Kính, giỗ ngày 17/4 cỗ chay hai cỗ(28).
Hai mẫu để cho bản tự lo việc cúng phật, và dự cáo ngày giỗ các vị hầu gái, cháu bà là các vị: Trần Thị Bình hiệu Diệu CôngTrần Thị NỗiTrần Thị TriêuTrần Thị ThiểmTrần Thị Hiểu.
Quan viên  hương trưởng 2 xã Duyên Trường Hạ Thái huyện Thanh Trì phủ Thường Tín từ ông Nguyễn Tiến Phổ chí Trần Văn Giáo trên dưới lớn nhỏ, chia phần ruộng chùa cho xã Duyên Trường 2 phần, xã Hạ Thái một phần.
Thường nói rằng triều đình lấy kỉ cương làm pháp tắc, nhân dân lấy kính nhượng làm đầu. Nay hai  ngưỡng trông bà Nhũ mẫu dưỡng dục cho Vương tử, là người bản huyện Thanh Trì tên Nguyễn Thị Cẩm hiệu Diệu Thuận Ngọc Thịnh Kim Cương bồ - tát(29), góp sức hưng sùng Phật pháp. Đức của bà thì đức hạnh kiêmtoàn; tài của bà thì tài năng cái thế. Hai  từ ông Nguyễn Tiến Thiện cho đến ông Trần Văn Giáo trên dưới cùng hưởng ứng kính bầu bà Nguyễn Thị Cẩm hiệu Diệu Thuận làm Hậu Phật, cũng tùy nghi thứ bực phụng sự nối mãi muôn đời, để hưởng phúc đến trường cửu. Vậy nên bầu đặt các thửa ruộng khai dưới đây:
Kính phụng Bà nhũ dưỡng Vương tử, tên là Nguyễn Thị Cẩm hiệu Diệu Thuận Ngọc Thuận Ngọc Thịnh Kim Cương bồtát làm Hậu phật được một giỗ ngày 4/12.
Hứa cho hai  ruộng 1 mẫu, lại một sào tại chùa làm dự cáo trước ngày.
Khi bà trăm tuổi kính giỗ cỗ chay ba cỗ.
Cho chồng bà là Trần quý công tên tự là Thuần Đức. Tên thụy là Đôn Hậu phủ quân giỗ ngày 11/7 cỗ chay 1 cỗ.
Hiển khảo là Nguyễn quý công tên tự Phúc Chính.(30)
Con trai Trần quý công tên tự Duệ Đạt tên thụy Minh Mẫn phủ quân(31).
Bia ghi lập ngày 12 tháng 11 năm niên hiệu Hoàng triều Chính Hòa thứ 15 (1694).
Ruộng tại chùaHòa thượng lo lấy 2 mẫu 2 sào làm việc phụng sự.
 
Chú thích:
(1) Đại Minh tự chung大明寺鍾.(Bản dịch tư liệu cá nhân)
(2) Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Ất sửu niên hiệu Chính Hòa năm thứ 6 (1685)/ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệđệ tam danh, 1 người: Vũ Thạnh武晠người phường Báo Thiên huyện Thọ Xương (nay thuộc phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội).
(3) Vũ Công Đạongười làng Mộ Trạch, Đường An (nay là Bình Giang, Hải Dương). Đỗ Tiến sĩ năm 1659, làm quan dưới các đời chúa Trịnh Tạc. Từng được cử đi sứ Trung Quốc làm Đốc đồng ở Sơn Tây rồi, thăng lên đến Thượng thư Bộ Hộ. Vũ Công Đạo còn là một thầy giáo xuất sắc, thu nhận nhiều học trò danh tiếng.
(4) 全越詩錄. A.132/4 Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
(5) Từ điền bách khoa thư Việt Nam.
(6) Tiêu phòng: Nơi ở của hoàng hậu các vua đời Hán, đời sau gọi họ nhà vua là "tiêu phòng chi thân"  đều là ý ấy cả. Đây nói là bà Trần Thị Đề vào làm cung tần trong chính phủ, được vua sủng ái.
(7) Lân chỉ麟指: tức Móng con Lân, cũng là tên bài thơ trong Kinh Thi. Lân là loài thú không ăn sinh vật, không dẫm lên cỏ xanh, người xưa cho là loài nhân thú, tượng trưng cho đức tính nhân hậu, chỉ người con cháu có tài đức. Kinh Thi có thơ: "Lân chỉ" khen ngợi những người con hay cháu tốt, có tài có đức. Đây ý nói bà Trần Thị Đề làm cung tần trong Chính phủ, được vua yêu chiều, sinh được con hiền như là móng con Lân vậy.
(8) Đông Bình chi trung hiếu東平之忠孝: Điển tích đời Hán, Lưu Vũ dòng dõi vua Hán, là người đôn hậu, trung hiếu, được phong là Tư vương ở đất Đông Bình, luôn có lòng nhớ về kinh sư. Người đời sau dùng điển Đông Bình東平để chỉ người con cháu trong hoàng tộc có lòng trung hiếu, có lòng mong nhớ khôn nguôi.
(9) Bồ đề tâm 菩提心: Lòng Bồ đề tức chỉ Phật tâm, tâm từ bi hỉ xả, gây dựng Phật pháp gọi là tâm Bồ đề.
(10) Thứu Lĩnh 鷲嶺: Núi Thứu Lĩnh nơi đức Phật tu hành đắc đạo. Sau dùng từ Thứu Lĩnh để chỉ đất Phật
(11) Mâu gia 牟家: Mâu tức chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni, nhà Mâu cũng nói là nhà Phật vậy; Quan thế 觀世: tức là Quan thế âm, các cụ bà tu hành theo Phật pháp thường lấy gương từ bi tu hành của Quan Thế âm.
(12) Đại hồng chung大洪鍾: Chuông lớn.
(13) Kình âm 鯨音: âm Kình. Kình là 1 loại cá lớn ngoài biển, mỗi khi sóng lớn thường gào thét vùng vẫy như muốn sô bờ để bắt con Bồ lao, là con thú trong truyền thuyết, thường làm treo ở móc chuông, con Bồ lao cũng thét lên rất lớn mỗi khi cá Kình sô lại, nên người đời sau mới dùng hình tượng Kình hay Bồ lao để ví với tiếng chuông.
(14) Đâu Suất兜率: cõi cung trời tối cao thanh tịnh chỉ những bậc tu hành giác ngộ cứu thế gian mới lên được, theo truyền thuyết Phật ngự ở cõi này.
(15) Bậc tôn đức: người có đức cao đáng tôn, đã giúp dân xã dựng chùa. Được dân xã suy tôn là bậc Tôn đức.
(16) Trường - Thái: viết tắt của hai xã Duyên Trường, Hạ Thái, mà cũng là lời cầu mong cho dân hai xã được lâu dài thái bình
(17) Tiêu phòng: Xem chú thích 6.
(18) Đâu Suất兜率: Xem chú thích 14.
(19) Chùa Minh 明寺: tên gọi tắt chùa Đại Minh.
(20) Lời Kinh Thi có nói, sự báo đáp như quà tặng cho nhau cành đào thì báo lại cành mận. Điều ấy là sự thật không sai.
(21) Vũ Thạnh (1664 - ?): là nhà thơ nhà giáo Việt Nam thời , người làng Đan Loan, huyện Đường An, trấn Hải Dương. Tiểu sử và sự nghiệp của Thám hoa Vũ Thạnh chúng tôi giới thiệu ở đầu bài viết.
(22) Giám sinh: Học vị Giám sinh.
(23) Quan viên tử: Tước ăn theo bổng lộc của cha. Cũng như Quan viên tôn, tước ăn theo bổng lộc của ông.
(24) Sinh đồ: Học vị Sinh đồ.
(25) Xã sử: một chức danh thuộc việc trong xã, ngoài ra còn các chức Xã tư.
(26) Thủ hợp cũng là 1 chức danh trong hàng Xã.
(27) Lễ Tường Tiên là lễ Cơm mới, còn gọi là Thường Tân.
(28) Tức là cụ ông cụ bà thân sinh ra bà Trần Thị Đề cũng được phối hưởng cũng giỗ.
(29) Bà Nguyễn Thị Cẩm là nhũ mẫu cho con vua.
(30) Tức cụ ông thân sinh ra bà Nguyễn Thị Cẩm.
(31) Con trai bà Nguyễn Thị Cẩm.
 
THƯ MỤC THAM KHẢO
1. Trịnh Khắc Mạnh: Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam, Nxb. Giáo dục, H. 2006.
2. Toàn Việt thi lục. A.132/4 Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
3. Từ điển bách khoa Việt Nam. Nxb Từ điển bách khoa, 2005.
4. Từ điển Phật học Hán Việt. Nxb. KHXH, H. 1993.
5. Đỗ Văn Ninh: Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb. Thanh niên, H. 2005.
6. Phạm Thị Thùy Vinh: Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc... Nxb. VH-TT, H. 2003.
7. Từ điển Nho Phật Đạo. Nxb. Văn học, H. 2001.
8. Trần Kim Anh: Bia hậu Việt Nam - Tài liệu Hán Nôm Phật giáo.
9. Tạ Quang Phát (dịch): Kinh Thi. Nxb. Văn học, H. 2004./.
(Tạp chí Hán Nôm, Số 6 (109) 2011, Tr.69-78)
Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00810574

Hôm nay: 320

Ngày hôm qua: 529

Tháng này: 9558

Tháng trước: 11900

Tất cả: 810574


Đang Online: 108
IP: 18.117.9.7
Mozilla 0.0