Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, chỉ đạo 5 điều đối với ngành Hoằng pháp

25/12/2018

 

Vừa qua, ngày 24/12, tại phiên khai mạc Khóa tập huấn Hoằng pháp & tuyên truyền Đại lễ Phật đản Vesak LHQ của Ban Hoằng pháp TƯGH, tại Văn phòng 2, thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP. HCM). Đức Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN trong phần đạo từ đã chỉ đạo 5 điều đối với ngành Hoằng pháp trong thời đại phát triển. Ban biên tập Phật sự Online xin được trích lục và đăng tải toàn văn phần nội dung trọng yếu này.

“Vừa qua, Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội tổ chức hội thảo Hoằng Pháp trong thời đại mới tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hội nghị chuyên đề – triển khai chương trình Hoằng pháp, Tuyên truyền cho Đại lễ Vesak LHQ 2019 vào ngày 25 tháng 09 vừa qua và hôm nay là lần thứ thứ ba. Qua đó, Trung ương Giáo hội tán thán công đức của chư Tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội và chư Tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng Pháp 34 tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam, góp một phần công đức của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tổ chức Trung ương trong nhiệm kỳ 8 (2017 – 2022) thành công tốt đẹp.

Kính bạch chư Tôn đức,

Kính thưa quý liệt vị!

Khi nói đến bồi dưỡng Hoằng pháp, chúng tôi có nhân duyên đối với ngành Hoằng pháp từ năm 1981. Đến nay, trải qua thời gian nhiệm kỳ trên dưới 34 năm Hoằng pháp không có gì xa lạ. Toàn thể chư Tôn đức trong ban Hoằng pháp Trung ương, cũng như chư Tôn đức trong Ban Chứng minh, Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội cũng đã có sự chia sẻ nên hôm nay chúng tôi xin điểm xét lại với  5 ý:

Thân tâm Hoằng Pháp: Vì sao vậy? Bởi vì, đó là một vị giảng sư thì đương nhiên là thể hiện một tư cách đạo đức và phẩm hạnh của mình. Qua đó, một bài pháp sống động làm cho tất cả những người có niềm tin đối với đạo pháp, nhìn vào thấy rằng chính là nơi nương tựa vững chắc và y cứ vào để thực hành theo, chắc chắn sẽ đạt được kết quả. Cho nên, trong kinh pháp cú câu 333, Đức Phật đã dạy:

Vui thay sống có Giới,

Vui thay sống có Định

Vui thay sống có Tuệ

Vui thay sống an lạc

Một giảng sư, một vị pháp sư cần phải có Giới – Định – Tuệ phải có an lạc và giải thoát. Một giảng sư, trong giới tính tâm đối với ngôi Tam bảo, vì có đầy đủ giới đức trang nghiêm thanh tịnh. Như trong trích lục Đức Phật đã dạy:

Lòng Tăng thanh tịnh tợ nước trong

Lòng Tăng trong sáng tợ trăng Rằm

Hồng trần nhẹ gánh chơi ba cõi

Mỗi niệm tùy duyên độ chúng sanh.

Với một tâm hồn thanh tịnh, tự tại vô ngại để dấn bước mọi nơi, ở trong Pháp giới để Hoằng dương chánh pháp, lợi lạc chúng sanh, làm tốt đời đẹp đạo trên tinh thần vô trụ và giải thoát. Như vậy, được gọi là THÂN TÂM HOẰNG PHÁP.

Thứ hai, Phương Tiện Hoằng Pháp. Tức là chỉ cho hệ thống giáo lý của Đức Phật đã truyền dạy. Ngày nay, trong phạm vi lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, theo công tác Hoằng pháp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam không thiên vị truyền thống nào: truyền thống giáo lý Nam truyền, truyền thống giáo lý Bắc Truyền, truyền thống giáo lý Kim Cang thừa… tất cả các giảng sư phải tinh thông tất cả ba hệ thống, chỉ có sự tin thông và hiểu rõ như vậy, thì trong chương trình Hoằng dương chánh pháp của giảng sư khi thuyết pháp, không có bị chướng ngại. Tất cả, đều là những lời của đức Phật dạy thể người có căn cơ nào thì tiếp nhận truyền thống và tu tập theo pháp môn đó.

Cho nên, người ta thấy rằng vị giảng sư, pháp sư đó hoàn toàn trung thực trình bày chân lý giáo lý của Đức Phật một cách trung thực, không có gì bóp méo, không thiêng vị, không đã kích và cũng không có một vấn đề ẩn ý gì khác. Từ đó, sự tín tâm của người nghe pháp đối với giáo lý của Đức Phật và nương theo để tu hành được an lạc giải thoát.

Thứ ba, Đối tượng Hoằng Pháp, tất cả chúng ta ngày nay đã có 43.100 đại giảng đường lớn, nhỏ trong phạm vi cả nước. Như thế, mỗi giảng đường người nghe pháp có nhiều thành phần khác nhau, lớn có, trung có, trẻ có. Đặc biệt, là đối tượng Thanh thiếu niên cũng như là các học sinh, sinh viên cũng đều là đối tượng nghe pháp và đối tượng Hoằng pháp của tất cả các vị giảng sư, các vị Pháp sư. Nên phải có trách nhiệm, tùy theo trình độ và đối tượng mà giảng kinh thuyết pháp cho phù hợp. Trong thời gian vừa qua, Ban Hoằng pháp đã thực hiện nhiều chương trình như: Khóa tu An lạc, Đạo tràng Bát quan trai, tiếp sức mùa thi, trại hè, Phật thất… tất cả những phương tiện này, sẽ tiếp nhận những kinh nghiệm về sự tu tập, hành trì và kết quả an lạc đạt được trong khóa tu.

Thứ tư, Môi trường Hoằng pháp rất rộng lớn, không chỉ ở trong nước chúng ta có 43.100 đạo tràng lớn nhỏ và phật tử Chúng ta thì ở trên dưới là 25.700.000. Nếu nói theo Liên Hiệp Quốc và Viện nghiên cứu là 56.750.000. Như thế, trong thời gian từ ngày thành lập, Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay, trải qua thời gian gần 40 năm. Thành quả Hoằng pháp đã đạt được, chúng ta thấy rất rõ ràng qua các kỳ Hội nghị, các kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc, từ thời HT. Thích Trí Quảng làm Trưởng ban Hoằng pháp cho đến nhiệm kỳ kỳ 7. Đến nay, HT. Thích Bảo Nghiêm, làm Trưởng Hoằng pháp, những kết quả Hoằng pháp thật rõ ràng được thể hiện và điểm qua các bản báo cáo tổng kết công tác Phật sự của Ban Hoằng pháp Trung ương rất cụ thể, ý nghĩa, tốt đạo đẹp đời.

Thứ năm, Thời Đại Hoằng Pháp, được gọi là thời đại mới, mới trên cơ sở nhận thức, mới trên cơ sở hành động, mới trên cơ sở sử dụng và mới trên cơ sở thể hiện một cách toàn toàn cầu được gọi là thời đại công nghiệp 4.0. Tất cả những tham luận được trình bày tại Hội thảo ở tỉnh Khánh Hòa, miền trung và Tây Nguyên vừa qua. HT. Thích Bảo Nghiêm sẽ triển khai, tất cả những vấn đề đó đã được đưa vào nghị quyết.

Năm 2008, khi chúng Tôi đi thăm Phật giáo châu Âu với HT. Thích Chơn Thiện, tổng cộng là ba lần, phải mang theo cả một chồng sách kỷ yếu Đại hội, nhưng vì giới hạn nên chỉ được có 10 cuốn và một số là báo đặc biệt của báo Giác Ngộ. Ngày nay, chúng ta đi truyền đạo cho các nước ở Châu Âu. Hiện nay, chúng ta có 17 hội Phật tử Việt Nam trên khắp thế giới như: Pháp, Séc, Ba Lan, Hungary, Garena, Liên bang Nga, Đức, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đại Hàn, Angola, mozambique, Lào, Campuchia… có một cái máy điện tử, máy điện thoại thông minh thì có thể bấm và nghe được tất cả những bài kinh, những bài giảng của giảng sư, pháp sư, từ Việt Nam đến các Phật tử các châu lục trên thế giới và ngược lại. Tức là nối kết được với mạng Thông tin Hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam đến toàn thế giới, ngày càng xích lại gần nhau hơn. Qua đó, vấn đề thông tin, văn hóa, các công tác Phật sự v.v… của Giáo hội được triển khai một cách rõ ràng. Chỉ cần trong chớp mắt, thì có thể biết được tất cả nhân vật, sự việc xảy ra trên đất nước Việt Nam cũng như sự kiện diễn ra nước nào trên thế giới đều biết được.

Cho nên, đối với vấn đề bồi dưỡng Ngành Hoằng pháp, chúng tôi kiểm điểm xét lại 5 điều như vậy. Tất cả các vị pháp sư, giảng sư, lấy đó làm kim chỉ nam và triển khai theo từng chi tiết và nội dung, theo kinh nghiệm của chính mình trong suốt thời gian qua, cũng như trong tương lai”.

Tuệ Tánh

Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00775194

Hôm nay: 22

Ngày hôm qua: 260

Tháng này: 7805

Tháng trước: 8631

Tất cả: 775194


Đang Online: 2
IP: 3.17.128.129
Mozilla 0.0