Đại đức Thích Chánh Thuần: Kỹ thuật thiết kế bài dạy học

04/11/2019
Kỹ thuật thiết kế bài dạy học
                                                                                 
                                                                                    Đại đức Thích Chánh Thuần

Thiết kế bài dạy học là một khâu quan trọng để tạo nên thành công một giờ dạy học, đòi hỏi sự đầu tư trí tuệ, kinh nghiệm và thể hiện dấu ấn sáng tạo của người giáo viên.
 
1. Khái niệm
-  Thiết kế bài dạy học còn được hiểu là:  thiết kế dạy học (soạn bài, lập kế hoạch bài dạy học (động từ), giáo án, bài soạn (danh từ) :
+ Quá trình lập kế hoạch và hiện thực hoá kế hoạch bài dạy học thành văn bản chi tiết theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt mục tiêu bài dạy học.
+ Văn bản chi tiết theo một trình tự lô gic những dự kiến mà giáo viên mong muốn thực thi trên lớp để đạt mục tiêu dạy học
 (Thiết kế bài học được thể hiện bằng văn bản ghi chép hoặc soạn thảo là cơ sở để thiết kế giáo án điện tử (nếu như giáo viên có sử dụng).
2. Quy trình thiết kế bài dạy học
- Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học
+ Xác định mục tiêu bài học (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Mục tiêu bài dạy học cần được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hoá được để thuận lợi cho hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học (ví dụ : Nhận diện/ hiểu/ phân tích/ vận dụng để làm gì/ Nhận thức được điều gì,…)
+Xác định cấu trúc tri thức bài học (bài học gồm các đơn vị kiến thức nào, cách tổ chức, trình bày các đơn vị kiến thức đó của sách giáo khoa, đơn vị kiến thức nào là trọng tâm,…)
+ Xác định mối liên hệ giữa tri thức, kĩ năng bài học với các tri thức, kĩ năng HS đã và sẽ được học trong chương trình để có cách định hướng, khai thác phù hợp
+ Phân chia nội dung kiến thức bài học thành các đơn vị kiến thức để học sinh tiếp nhận
- Tìm hiểu đối tượng người học: những kiến thức, kĩ năng đã có, những lỗ hổng kiến thức, những kĩ năng chưa thuần thục, lôgic của sự tiếp nhận kiến thức, kiến thức nào có thể tự hình thành bằng hoạt động, kiến thức nào cần giáo viên cung cấp, kiến thức nào dưới sự hướng dẫn của giáo viên HS có thể hình thành được,...
- Xác định phương pháp, biện pháp, phương tiện, các hoạt động, hành động, thao tác sẽ tiến hành trong bài học: phần nào nên sử dụng phương pháp, hoạt động nào, phần nào kết hợp sử dụng phương tiện, dự kiến và hình dung trước những phản hồi của người học và dự kiến phương án điều chỉnh,...
- Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến
- Kiểm tra và hoàn thiện thiết kế bài học
- Rút kinh nghiệm và điểu chỉnh thiết kế (nếu có) sau giờ dạy học
3. Hình thức thiết kế
          Thiết kế bài học có thể được trình bày linh hoạt, không nhất thiết gò bó vào một hình thức nào. Sự đổi mới thể hiện ở tinh thần của thiết kế là để giáo viên dễ dàng truyền đạt kiến thức hay là để học sinh tích cực, chủ động khám phá và kiến tạo tri thức chứ không phải chỉ ở hình thức bên ngoài của thiết kế. Dấu hiệu đổi mới rõ rệt nhất của dạy học theo tinh thần tích cực hoá người học được thể hiện ở việc người soạn đã xây dựng được một hệ thống các hoạt động dạy học bao gồm : hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh để học sinh có thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng qua hoạt động và hình thành nhận thức, tình cảm, thái độ cùng với kiến thức và kĩ năng đạt được. Hình thức để tổ chức các hoạt động cũng là điều giáo viên cần đầu tư để có được những cách thức tiến hành phong phú, sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đối với học sinh, đảm bảo đặc trưng bộ môn, phù hợp với cơ sở vật chất và điều kiện sư phạm của nhà trường.
-  Thiết kế có thể được soạn theo trật tự tuyến tính thông thường, không kẻ cột. Ưu điểm của thiết kế này là tiết kiệm số trang, tuy nhiên GV khó quan sát sự tương ứng giữa hoạt động của gv, học sinh và yêu cầu cần đạt được. Thiết kế này thường là các tài liệu được biên soạn để giáo viên tham khảo thêm trong quá trình dạy học.
- Thiết kế có thể được chia thành các cột : Hiện nay có một số cách chia cột phổ biến như sau:
+ Chia làm 4 cột : Thời gian - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh  - Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức
+ Chia làm 4 cột : Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức - Nội dung ghi bảng  (Thời gian dự kiến được xác định cùng với nội dung hoạt động)
+ Chia làm 4 cột : Thời gian, phương tiện - Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của học sinh – Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức
+ Chia làm 3 cột : Hoạt động của GV - Hoạt động của học sinh  - Yêu cầu cần đạt/ Kiến thức cần đạt/ Nội dung kiến thức.
+ Chia làm 2 cột: Hoạt động của GV-HS; Phương pháp, Phương tiện; Yêu cầu cần đạt
 
 
  
4. Ví dụ: Giới thiệu các hình thức thiết kế bài dạy học
                                       Tiết học (Theo phân phối chương trình)
                                       Tên bài (Viết in hoa hoặc in thường)                                                                                                                                       Tên tác giả (Nếu có)
                                       Đối tượng dạy học : Học sinh lớp, năm học
A.   Mục tiêu cần đạt
1.     Kiến thức
2.     Kĩ năng
3.     Thái độ
4. Năng lực. 

B.  Chuẩn bị  của giáo viên, học sinh và các phương pháp dạy học
          1. Chuẩn bị của giáo viên
          2.  Chuẩn bị của học sinh
          3. Các phương pháp dạy học

C. Tiến trình dạy học
          Người soạn có thể lựa chọn cách trình bày theo trật tự tuyến tính hoặc kẻ cột. Tuy nhiên, để tiện theo dõi sự tương thích giữa các hoạt động của thầy và trò với mục tiêu cần đạt, người soạn nên kẻ cột.
 Ví dụ về thiết kế bài dạy được chia làm 2 cột:
 



D. Nhận xét, rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tương tự như vậy, người soạn có thể thiết kế bài dạy theo các hình thức 4 cột. Bản chất của tư tưởng đổi mới thể hiện ở hệ thống các hoạt động giáo viên thiết kế tạo hứng thú học tập cho học sinh,  lôi cuốn học sinh làm việc để đạt được mục tiêu bài học, thay vì chỉ giảng bình say sưa, truyền đạt kiến thức một chiều cho học sinh.
5. Tổ chức quá trình dạy học theo thiết kế
          Giáo viên thực hiện thiết kế dạy học một cách linh hoạt. Có những phương án GV đã dự kiến sẵn và cũng có những tình huống xảy ra bên ngoài thiết kế, GV cần chủ động ứng biến trong các tình huống đó để đưa bài học về đúng quỹ đạo của mình. Nếu sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ thì cần phải soạn thêm kịch bản giờ học trên máy. Nói chung chuẩn bị thiết kế công phu là một yếu tố quan trọng để giờ dạy có thể đạt hiệu quả cao. Sau khi tiến hành bài dạy, GV cần tự nhìn lại để đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản thân, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh để bài soạn tốt hơn.
 
 

Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00774507

Hôm nay: 204

Ngày hôm qua: 219

Tháng này: 7118

Tháng trước: 8631

Tất cả: 774507


Đang Online: 3
IP: 18.190.156.80
Mozilla 0.0