Lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc thi: thực hành thuyết giảng.

29/04/2019
Chiều ngày 29/4/2014, tại chùa Vạn Phúc, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, chư tôn đức Ban điều hành Lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc đã tổ chức kỳ thi khảo sát thực hành thuyết giảng của quý thầy Tăng Ni giảng sinh.
          Tham gia Ban giám khảo có: Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Phó Phân ban đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc, Trưởng Ban hoằng pháp Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng Ban điều hành lớp đạo tạo giảng sư khu vực phía Bắc; thượng tọa Thích Tâm Thuần – Phó Ban hoằng pháp Phật giáo Hà Nội, đại đức Thích Thích Trúc Tiếp – Chánh Văn Phòng; đại đức Thích Trí Thuần – Phó văn phòng; đại đức Thích Chánh Thuần – Phó Văn Phòng Lớp đào tạo giảng sư; ni trưởng Thích Đàm Thành – Ủy Viên Thường trực HĐTS, Phó trưởng ban Thường trực Phân ban ni giới Trung ương. Ban thư ký có đại đức Thích Thanh Hòa – Phó văn phòng, sư thầy Thích Tịnh Quán - Ủy viên Ban hoằng pháp Trung ương. Tham gia kỳ thi khảo hạch 128 Tăng Ni giảng sinh chính thức, 12 Tăng Ni giảng sinh dự thính.
          Chương trình khảo hạnh diễn ra trong trong năm ngày: 25, 26, 27, 28, 29/03/ Kỷ Hợi ( tức 29,30/04, 01,02,03/05/2019). Trong những ngày này, toàn bộ các thành viên Ban điều hành sẽ có mặt đông đủ tất cả các buổi để tiến hành khảo sát.
          Mục tiêu của kỳ thi khảo sát thuyết giảng này nhằm: Đánh giá lại chất lượng đào tạo; đánh giá năng lực, trình độ, sự tiếp thu, thực hành, lý thuyết của các vị Tăng Ni giảng sinh về phương diện hoằng pháp, thuyết giảng; rút ra những mặt được, mặt chưa được, từ đó có những đánh giá tổng quan, trình Ban điều hành, đưa ra những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại, phục vụ cho công việc xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo năm thứ hai hiệu quả, thực dụng hơn, nhằm hoàn thành mục tiêu khóa học đề ra.  
          Trong buổi khảo sát, Chư tôn đức Ban giám khảo ngồi hai bàn ngang hai bên, quý thầy Tăng Ni sinh thực hành thuyết giảng ngồi ở bàn chính giữa lớp. Có hai phần thi gồm lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết, Tăng Ni giảng sinh chuẩn bị sẵn một kịch bản thuyết giảng về chủ đề mình tự chọn, trong thời gian 10 phút. Kịch bản được in thành sáu bản, trình lên Ban giám khảo. Phần thi này có 40 điểm. Phần thực hành, sau khi nộp kịch bản, quý thầy Tăng Ni sinh sẽ thi phần thuyết giảng theo tinh thần kịch bản đã trình trong thời gian 10 phút. Phần này thang điểm là 60 điểm. Phần lý thuyết có 10 tiêu chí chấm điểm, phần thực hành có 11 tiêu chí chấm điểm. Đặc biệt, trong phần thi thực hành, và lý thuyết sẽ tích hợp 4 môn gồm: Phương pháp soạn thảo bài giảng, Phương pháp thuyết giảng; phương pháp làm chủ giọng nói, kỹ năng luyện giọng thuyết trình. 
          Sau khi mỗi Tăng Ni giảng sinh kết thúc phần thi, chư tôn đức Ban giám khảo sẽ có những nhận xét tổng thể về mặt chuyên môn; đánh giá những điểm mạnh, chỉ ra nhược điểm của mỗi Tăng Ni sinh về mặt: Nội dung, kiến thức, kỹ năng, phong thái, uy nghi, giao tiếp sư phạm, thời gian, kịch bản….  Bộ phận thư ký sẽ tổng kết ưu điểm, nhược điểm của từng Tăng Ni sinh, sau kỳ thi tổng hợp lại kết quả của cả lớp, để có những đánh giá chất lượng đào tạo chính xác hơn.
          Trong buổi đầu khảo sát, 14 chủ đề được triển khai. Đánh giá buổi khảo sát Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ nhận xét: “Nhìn chung quý thầy Tăng Ni giảng sinh chuẩn bị kịch bản thuyết giảng tốt, có đầu tư về mặt nội dung, kỹ năng; phong thái chững chạc, tự tin; triển khai nội dung khá mạch lạc; có sự tương tác; biết lấy người nghe làm trung tâm; thuyết giảng đảm bảo về mặt thời gian, biết sử dụng nhiều phương pháp sư phạm khác nhau trong thuyết giảng, bước đầu biết ứng dụng những giáo vụ trực quan; tiến hành các bước thuyết giảng khá bài bản. Tuy nhiên, quý thầy Tăng Ni sinh cần lưu ý về mặt uy nghi, sự khiêm cung, phong cách, phong thái, giao tiếp sư phạm; cần làm chủ được kịch bản, làm chủ được thời gian, làm chủ được đạo tràng, làm chủ được các tình huống; nội dung cần lô - gic, mạch lạc phù hợp với mục tiêu, phù hợp với đối tượng, tránh lan man, không trọng tâm; cần đầu tư hơn về phần mở đầu, khởi động, kết thúc, đánh giá”.
          Trên cơ sở những đánh giá của Ban giám khảo sau năm ngày khảo sát, sang năm thứ hai, Ban điều hành sẽ xây dựng những chương trình phù hợp, chuyên sâu hơn về phương pháp thuyết giảng. Có những chương trình riêng đối với những Tăng Ni giảng sinh có trình độ vượt trội; có những phương án hỗ trợ đối với các Tăng Ni giảng sinh có trình độ trung bình yếu.
          Vào các buổi thi tiếp theo, kịch bản của từng thầy Tăng Ni giảng sinh lên thuyết giảng sẽ được chiếu trên máy chiếu lớn để cảm lớp có những nhận xét, đánh giá, rút ra những bài học cho riêng mình.
          Dưới đây là một số hình ảnh buổi thi khảo sát thực hành thuyết giảng:


















Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00774541

Hôm nay: 238

Ngày hôm qua: 219

Tháng này: 7152

Tháng trước: 8631

Tất cả: 774541


Đang Online: 2
IP: 3.133.144.197
Mozilla 0.0