Pháp thoại của Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm tại lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc.

23/10/2018
Chiều ngày 18/10/2018, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban hoằng pháp TWGHPGVN đã có buổi nói chuyện với Tăng Ni giảng sinh lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc tại chùa Vạn Phúc, Sóc Sơn. Dưới đây là toàn bộ nội thời pháp thoại của Hòa thượng. 

 
Kính thưa các vị lãnh đạo lớp học và các Tăng ni giảng sinh, chiều hôm nay, chúng tôi không lấy tư cách giảng bài mà chúng tôi muốn với một tư cách gần gũi là một người đi trước muốn giới thiệu với quý vị những kinh nghiệm chúng tôi đã có. Bởi lẽ, có được chúng tôi của ngày hôm nay cũng là nhờ học của những bậc đi trước. Chúng ta nhớ rằng Tổ đức có một câu rất là hay: “Dục chi sơn hà lộ/ Tu vấn quá lai nhân”, tức là “Muốn biết con đường đến chân núi kia như thế nào/ Thì phải hỏi người đã đi qua”. Câu đó rất cần thiết cho người tu sĩ của chúng ta. Chúng ta phải nhìn vào tấm gương của Đức phật, nhìn vào tấm gương của chư Tổ, nhìn vào tấm gương của các bậc tiền bối cũng như những người đi trước, và như là cuối cùng phải nhìn vào cả tấm gương của những người xung quanh. Từ câu này, chúng tôi muốn nói tới chủ đề hôm nay với các vị, khi mà con đường người ta dã đi qua dù con đường đó nhẵn hay gập ghềnh, thẳng hay khúc khuỷu như thế nào thì người đi qua người ta đã biết, và như vậy người ta sẽ tự tin cầm lái trên xe ô tô hay xe đạp. Người ta đi rồi người ta sẽ có kinh nghiệm truyền lại cho mình và người bắt đầu đi, người chuẩn bị đi thì phải lắng tai nghe cẩn thận.
Các vị ở đây đều ấp ủ hoài bão rất lớn, đó là mang giáo pháp của Phật để truyền bá cho tất cả mọi người. Đây là việc làm đúng chức năng của một người tu sĩ. Bởi vì, người đệ tử Phật xuất gia, được Đức Phật ban cho mấy chữ , đó là “Như Lai chi sứ giả” viết tắt là “Như Lai sứ”. Trước nhà giảng của chúng ta cũng có thể đề 3 chữ “Như Lai sứ” như lời nhắc nhở chúng ta như người sứ giả được nhà vua sai đi sang nước khác, thì ông sứ giả phải mang sức mạnh của đất nước đó sang nước láng giềng bên cạnh, truyền tải được thông điệp của đất nước mình sang nước bạn. Và điều quan trọng nhất là người sứ giả đó không được làm nhục quốc thể. Chúng ta đã nghe trong rất nhiều câu chuyện, các vị sứ giả sang nước khác, bao giờ cũng đặt tổ quốc lên trên hết, họ đặt tính mạng của mình vào trong vận mệnh đất nước.
Chúng ta là những sứ giả của Như Lai cũng vậy. Chúng ta đặt sứ mạng của mình đại diện cho Phật. Vậy chúng ta phải đại diện cho Phật như thế nào? Về con người, về lời nói và về tư tưởng, ba điều đó phải đại diện cho Phật, thay Phật, chứ không thể “Như Lai sứ” mà mình lại đi làm việc khác. Cũng chính vì nhiệm vụ và trách nhiệm cao cả của bậc tu sĩ của chúng ta là Như Lai sứ giả, là người sứ giả của Như Lai, mang giáo pháp của Như Lai đến cho tất cả mọi người. Cũng như tất cả các vị ngồi ở đây đều đã học, trình độ đều đã qua đại học Phật giáo, nên chúng ta đều dễ hiểu điều đó. Chính vì lẽ đó, trong Kinh Địa Tạng và Kinh Niết Bàn, Đức Phật có lời khen ngợi có hai hạng người đáng trân quý. Đó là hạng người biết nói Pháp và hạng người biết nghe Pháp. Lúc này ở đay, chúng ta đang ở cả dạng thứ nhất và dạng thứ hai. Các vị học Pháp là dạng người biết trân trọng, tôn quý được nghe giáo pháp Phật, nhưng rồi các vị đem giáo pháp Phật nói lại cho những người khác nghe thì cả hai hạng người này đều đáng được tán than, khen ngợi. Xin bắt đầu với chúng ta khi chưa phải là một vị giảng sư, điều cao cả nhất khi là thiện nam đối với Tăng, là tín nữ đối với Ni để trở thành vị Tỳ Khiêu hay Tỳ Khiêu Ni; để ở vị trí này, danh xưng này thì chúng ta phải trải qua một thời kì tu học, khảo ngạch cho đến khi chúng ta được tam sư thác chứng, truyền thụ giới pháp cho chúng ta qua Đại giới đàn. Mà Đại giới đàn được gọi là Tuyển Phật trường, là nơi hội tụ đầy đủ ý nghĩa tự hào nhất đối với chúng ta. Vậy nên, không đợi đến lúc trở thành một vị giảng sư chúng ta mới trau dồi Thân, Khẩu, Ý trước sau cho tinh khiết nữa, mà ngay khi bắt đầu chúng ta xuất gia cho đến khi được đăng đàn thọ giới để chúng ta xứng đáng được người Phật tử, người làm Phật hay tuyển Phật tràng coi trọng.
Các vị thấy một vị Tỳ Khiêu bây giờ mới thẩm tra lý lịch, bây giờ mới hội tụ đầy đủ các yếu tố của bộ hồ sơ thụ giới bằng văn tự. Nhưng trong giới luật của chúng ta, Đức Phật đã dạy tuyển một người trong thụ giới Tỳ Khiêu được mệnh danh là giữ gìn giới luật, bước được lên kinh văn thừa, chứng quả đắc đạo thì người đó phải trải qua 25 điều gian nan. Sa di chỉ phải trải qua 13 điều, nhưng khi thụ Tỳ Khiêu giới thì phải trải qua 25 điều tất cả. Như vậy là đã xác định cho mình là một vị trượng phu chi chí. Nhưng khi bây giờ là một vị giảng sư thì cần phải quan trọng hơn nữa, giữ gìn hơn nữa.
Vậy nên chúng tôi muốn đề cấp đến vấn đề giữ  gìn 3 điều Thân, Khẩu, Ý trước sau tinh khiết.
Thứ nhất, là một vị giảng sư, Thân phải như thế nào? Thân cha mẹ sinh ra, có người cao người thấp, có người da trắng da đen. Nói cách khác thân hình do cha mẹ sinh ra không ai quan trọng đến nước da đen hay trắng. Không ai lên chê một vị  giảng sư sao đen thế, cũng như không ai khen một vị giảng sư sao trắng thế, không ai trách một vị giảng sư sao cao hay lùn thế. Mầ chúng ta nên nhớ, cái thân tướng của chúng ta luôn luôn đi với tâm. Cổ nhân đức có dạy rằng: hữu tâm vô tướng, tướng tòng tâm sinh; ngược lại: hữu tướng vô tâm, tướng tòng tâm diệt. Các vị ngồi đây, thân tướng đa dạng, nhưng các vị cũng không cần phải lo chuyện đó, mà cái cốt nhất là chúng ta phải giữ thân trang nghiêm. Mà cái thân đó luôn nằm ở bên cạnh tâm hướng về làm thánh thiện, cái tâm Bồ Đề đó luôn cần giữ được Từ, Bi, Hỷ, Xả của một người đệ tử Đức Phật, để mình nở nụ cười là mọi người thấy an lạc. Cho nên khi tạo tượng Phật, phải chú ý tạo diện Phật tướng hảo, tướng hoan hỷ. Khi một vị giảng sư mỉm cười, ánh mắt hiền hòa, ngay lập tức người nhìn sẽ có cảm tình với vị giảng sư đó ngay. Cũng như khi Phật tử đến chùa, chúng ta phải hướng họ làm sao cảm nhận được vị giải thoát trong chùa, đó là tượng Phật trong chùa: “Chúng sinh quan kiến chủng chủng thân/ Nhất thiết khổ nạn giai tiêu diệt”. đang buồn, đang đau khổ, chán đời, tiêu cực,… nhưng khi vào cửa Phật, ngôi già lam linh thiêng, ngọn đèn trang nghiêm, tượng Phật huy hoàng, tự nhiên người ta sẽ vơi bớt mọi khổ đau, phiền muộn và sẽ có sự an lành. Vị giảng sư phải giữ cho mình khí thế trang nghiêm, trang nghiêm nhưng không phải oai mà phải luôn gần gũi mọi người thừ hình tướng đến ăn mặc.
Đợt Vu Lan vừa rồi, tôi có đến thăm các bệnh nhân ở Viện huyết học và truyền máu TƯ, nơi vào 10 mà về chỉ 2-3. Họ có bố trí tôi nói một bài nhân dịp Vu Lan cho các bệnh nhân và gia đình họ. Trước đó các bác sĩ ở đó cũng rất ngần ngại khi không biết mình sẽ nói gì, không biết họ có cảm nhận được không. Trước hết, tôi vào nói chuyện với các vị lãnh đạo thế này, và tôi không mặc áo hậu, đeo tràng hạt như lên tòa thuyết pháp, người ta nhìn một vị sư tăng ăn mặc giản dị, gần gũi, người ta thấy niềm an ủi, hỷ lạc trong họ. Bởi lẽ tôi biết điều đó, vì sau đó họ có đề nghị với với nhà trường các dịp lễ mời thầy quay lại thuyết giảng. Mình giữ cái thân trang nghiêm nhưng không làm cho họ sợ, chúng ta không sợ họ và cũng không làm họ sợ. Trong từng trường hợp mà chúng ta phải biết tùy biến các lễ nghi, không để các lễ nghi trở thành cứng ngắc, rườm rà. Bởi như các bệnh nhân ngồi nghe dưới kia nhưng tay 3-4 mũi kim, chúng ta lễ nghi đón rước, cầu niệm thì sẽ làm họ không thoải mái. Đây chính là Thân giáo của một vị giảng sư. Nhưng ngược lại, chúng ta cũng không thể xuề xòa được. Bây giờ trên pháp hội chúng ta giảng kinh rất là trang nghiêm, bầy pháp tòa mà mình lại mặc một cái áo hậu đi đôi dép lê cũn ca cũn cỡn vào tự nhiên cái pháp tòa mất đi cái khí thiêng, uy nghiêm, mất đi đọa hạnh của người xuất gia. Lúc đó, mình phải y hậu chỉnh tề, lên pháp tòa ngồi cho ngay thẳng. Do vậy, vấn đề quan trọng thân tướng của vị giảng sư cũng chính là một trong những thành công trong quá trình giảng dạy của mình. Trong buổi giảng ngày hôm nay, các vị phải thực tập ngay từ bây giờ. Tôi trước đây đi giảng cũng như các vị khác, trong lúc giảng có lúc nói chưa quen, trong lúc giảng cũng hay bưng cốc nước uống. Nhưng một lần HT. Trí Quảng nói chuyện trong lúc chia sẻ có nói một câu “vị giảng sư thay Phật tuyên dương chính Pháp, trên Pháp tòa mà cầm ly nước uống nó không đẹp. Đó là cung cách. Thứ hai, khi giảng mà uống nước mệt hơn khi không uống nước”. Và ngay sau đó, bằng cách này cách khác, tôi thấm nhuần câu của Hòa thượng, và cho đến bây giờ, các vị yen tâm là tôi nói từ giờ đến chiều không uống một ngụm nước nào. Cũng như không bày biện ấm chén trên pháp tòa, giữ cho pháp tòa trang nghiêm.
Thêm một vấn đề nữa về Thân giáo, đó là cung cách đi, đứng, nằm, ngồi - Tứ uy nghi của một vị giảng sư rất cần thiết. Một vị giảng sư nói riêng và một vị Tăng ni nói riêng phải giữ dược 4 uy nghi này. Đi như gió, đứng như tùng, ngồi như chuông, nằm như cung.
Đi là đi thẳng, bước chân nhẹ nhàng, không liếc ngang, nhìn dọc. Nhất là khi người ta rước vị giảng sư lên pháp tòa, trong đại chúng dù gặp người quen đến mấy cũng không bao giờ đưa mắt nhìn sang; họ có chào, hay cúng dường cái gì cũng không nhận. Bởi vì, khi đó hình ảnh của một vị pháp sư khi đang rước mà lại chìa tay cầm lễ vật người ta tặng không đẹp. Đi là phải đi nhẹ nhàng như gió lướt, không cúi mặt. Nếu cúi gằm mặt người ta bỏa là tướng của kẻ nhìn trộm; mà ngược lại người ta bảo nghênh ngáo; nhìn ngang người ta bảo gian tà. Cho nên, mắt thẳng không nhìn lên cũng không nhìn xuống; mắt chỉ hơi cúi xuống một chút, mà trong Kinh Di Đà gọi là “Hán mục trừng”.
Đứng như tùng. Cây tùng không bào giờ ngả ầ bao giờ cũng thẳng tắp. Người giảng sư khi lên pháp tòa, lúc đó có ngứa, có đau, lúc đó có mỏi cũng phải quên đi; không để cho một cái tướng bệnh tật, cái giải đãi hiện lên trên thân tướng của một vị giảng sư được. Đứng phải thẳng, chắp tay búp sen.
Và khi ngồi, luôn luôn phải lấy ngồi thiền làm quan trọng. Dù tu theo pháp tu nào cũng thể bên ngoài cái thiền của Phật giáo được, thiền vẫn là căn bản. Tịnh Độ “Nhất tâm bất loạn”, Mật tông cũng “Tam mật tương ưng”. Các vị bây giờ làm giảng sư cố gắng ngồi theo thế kiết già. Ngồi như chuông. Ngồi như vậy, sẽ không mỏi và chúng ta tụng kinh, tọa thiền lưng sẽ không còng, không gù.
Và nằm, chư tổ dạy, không được nằm ngửa, nằm sấp mà phải nằm cong cong, nghiêng nghiêng như cái cung.
Xin trở lại một chút về đi. Khi đoàn rước đang trang nghiêm, mà một vị giảng sư lại cầm cái điện thoại nghe thì không được, như vậy rất xấu. Vậy tôi khuyên các vị 4 thời điểm không nên dùng điện thoại: thứ nhất, không lên mang điện thoại lên tòa thuyết pháp, bởi lẽ, khi mà mình không nghe, người ta tưởng có chuyện gì sẽ gọi liên tục, điện thoại rung sẽ cù mình, mình sẽ tán tâm; thứ hai, khi tụng kinh, niệm Phật, tọa thiền, nói chung là hành đạo thì; thứ 3 khi ăn và cuối cùng là khi ngủ.
Hay như các vị tại gia, đi chơi hay đang vui vẻ nhưng bỗng nghe một cú điện thoại không như ý, tâm trạng liền thay đổi; hay khi ngủ mà có điện thoại không như ý thì mất ngủ liền, trằn trọc.
Vậy nên, các vị ở đây, dù hình tướng như thế nào nhưng luôn giữ cái tâm hoan hỷ thì ngay lập tức sẽ tạo dựng được sự gần gũi, tạo được sự yên lòng cho người đối diện. Vị giảng sư giữ cho mình cái uy nghiêm nhưng không dữ. Chúng ta phải nhớ rằng không phải cứ lên tòa mới là thuyết pháp. Hình ảnh của HT. Tâm Nguyện ở chùa Bà Đá, hình ảnh của Đệ nhất Pháp chủ Thượng Đức Hạ Nhuận, lúc các ngài gìa rồi, không đi lại được nhưng mà ngài ngồi trên giường nhưng không bao giờ rời bản hoài của mình là Sứ giả của Như Lai về Hoằng pháp. Ai đến chào ngài cũng nói một cau như thế này cũng là hoằng pháp rồi: “cám ơn các quý vị quý hóa, mời ngồi xơi nước”, họ cảm thấy rất ấm lòng khi bản thân là những người rất nhỏ bé nhưng lại được một bậc long trượng như các ngài mời ngồi uống nước. Đó là bài pháp dạy về tình người, dạy về tình đạo của một người thầy. Hai nữa, HT. Tâm Nguyện, bắt đầu ngài chỉ có khuyên, với những người già :”thôi, bây giờ quên hết đi, buông bỏ muôn duyên một lần niệm Phật”. bây giờ già thôi, không mưu cầu gì nữa, viễn thiên cận địa nên chỉ còn con đường duy nhất là nhất tâm niệm Phật. Hay như ngài Đệ tam Pháp chủ - 103 tuổi rồi, ngài bao giờ cũng dạy niệm Phật, dạy phép tu.
Rồi cho tới y phục của một người giảng sư. Chúng ta làm sao giữ được đạo hạnh, y phục của người xuất gia. Tổ Vân Thê đã dạy: “Phù xuất gia giả/ Phát túc siêu phương/ Tâm hình dị tục”. chúng ta là người xuất gia, bước ra khỏi vòng sinh tử, đi trên con đường giải thoát nên cái tâm và thân của chúng ta khác với người thế tục. Một vị sư không thể y áo chỉnh tề mà lại mang đôi giày tây của thế gian, hay một vị sư tay lại đeo một cái nhẫn, không thể trên thân mình đeo một cái dây chuyền mà mặc cái áo hậu, tấm ca sa. Chúng ta luôn phải lấy cái tâm trao cái tướng. Mà trong Kinh Pháp Cú đã dạy: mùi thơm của các loài hoa bay theo chiều gió, mùi thơm của người đức hạnh tỏa khắp 4 phương. Như cách đây 5 năm thôi, trưởng lão Hòa thượng Hội Xá, một bậc trưởng thượng về giới đức, cả một cuộc đời viên tâm viễn đạo, cả cuộc đời xả phú cầu bần, sống thanh bạch, cho đến lúc tịch vẫn giữ vững cái tâm đó, không một tiếng kèn trống, không tháp cao trọng vọng. Lúc ngài sống, phòng ngài có đủ cả chuột bọ, rắn rết, lúc ngài chết xung quanh ngôi mộ cũng vậy, hang chuột, lỗ rắn, … đủ cả, nhưng đó là cái tự tại của ngài. Nên bây giờ ai cũng nhớ tới ngài, nói tới Trưởng lão hào thượng Thanh Bích không ai là không biết.
Thứ hai, Khẩu giáo. Một vị giảng sư nói riêng và tu sĩ nói chung tuyệt đối không nói tục, chửi bậy. Khẩu giáo cảu người hoằng pháp là phải luyện. Giảng pháp phải giữ được 4 điều: không nói dối, không nói ngược chiều, không nói lời thêu dệt và không nói lời ác ngữ. Và nhất là ngày nay, thời đại công nghệ 4.0, máy quay máy ảnh, máy ghi âm mà không may ghi lại những lời không hay thì nguy hại vô cùng. Mình không được nói câu của mình rồi gán cho Phật nói, đó là điều tối kỵ, là đại tội. Không thể lấy bài thuyết pháp để chiêu dụ, đánh bóng cho mình; không thể mượn pháp tòa để chê bai, hạ bệ người khác; đặc biệt trên pháp tòa không nói chuyện chính trị, trừ khi được nhà nước, chính quyền mời. Bởi vì, ngồi tòa Như Lai,mặc áo Như Lai thì phải nói chuyện Như Lai. Người đời trước khi nói còn phải uốn lưỡi huống hồ người tu sĩ thuyết pháp.
Về âm thanh ấy cũng phải khác, tùy từng pháp hội, khóa tu, buổi giảng mà nét mặt và âm giọng của chúng ta phải khác. Có những pháp hội thỉnh thầy lên thuyết pháp, thì chỉ thuyết pháp thôi, không nên nói chuyện khác vào, không thể cười cợt, pha trò, mà đúng như tư cách của một vị pháp sư đăng tòa “sư đăng bảo tọa/đàm kinh nhập diệu”. Giọng trang nghiêm, bám sát ý kinh, triển khai ý kinh theo tinh thần của Phật giáo Đại thừa. Nhưng khi giảng cho khóa tu tuổi trẻ, cho sinh viên, thanh thiếu niên thì phải uyển chuyển. Chúng ta giảng theo tinh thần “tùy duyên bất biến, bất biến mà vẫn tùy duyên” (Kinh Hoa Nghiêm). Phải nhập ra tùy tục, đáo xứ tùy duyên, nhưng không thể mất đi dáng vẻ của một vị tu sĩ được. Chúng ta dùng khẩu giáo, làm sao thâm nhập được ngôn ngữ của đại phương đó. Như người dân tộc quý nhất khi mình cùng uống rượu, người ta mời mình vẫn cầm nhưng làm sao phải hành xử cho người ta biết trong cửa Phật không uống rượu. Hay như khi người ta đặt tiền vàng khi đến chùa, trước mặt người ta không nên bỏ đi ngay mà phải khéo léo, nhẹ nhàng khuyên bảo người ta, để người ta không phật ý, mất niềm tin vào Tam Bảo. Và với vị giảng sư, khi giảng phải giữ hơi, âm lượng vừa phải, cầm mic cách miệng một quãng để không bao giờ giọng to giọng nhỏ.
Thứ ba, Ý niệm cũng là điều phải quan trọng nhất. Người ta nói, nghề nào phải yêu nghề đó. Như các vị đang rất đam mê ngành hoằng pháp, thực hiện đúng bản hoài của người xuất gia “hoằng pháp vi gia vụ/Lợi sinh vi bản hoài”. Cái điều tâm chúng ta làm chủ tất cả, lúc nào cũng tâm niệm làm một vị giảng sư. Trước đây, chúng tôi đi học từ chùa Quán Sứ lên chùa Quảng Bá, hai người đèo nhau trên chiếc xe đạp cọc cạch, mà lên làm sao trước 8 giờ để làm vườn. Nhưng tuổi trẻ, ăn chưa no, ngủ chưa đã, nhưng ngày thứ 5 là ngày chúng tôi thích nhất vì được ăn no, được thả ra khỏi thành phố, không khí thoáng đãng, được gặp nhau trò chuyện. Nhưng điều tôi nhớ nhất là đức ngài lúc ấy ngoài 90 tuổi, ngài hay nói: các vị vào xơi nước đi, thôi đi ra vườn làm đi. Nhưng chỉ làm một lúc ngài gọi vào và bảo: Các vị làm thế thôi, làm phép thôi, vào đây tôi còn khỏe, tôi bảo cho dăm ba chữ mà học sau này cho đỡ khổ. Công việc tôi thuê được người làm chứ tôi không thuê được người tu.
Cách đây 15 năm khi mà tôi ra ứng cử đại biểu quốc hội, thay vì buổi gặp mặt cử chi, tôi đã thuyết pháp. Điều đó nói lên rằng, khi mà trong tâm mình luôn ấp ủ ý niệm hoằng pháp, thì mình sẽ biến mọi tình huống thàn thời cơ để thuyết pháp. Nói chuyện với cán bộ thay vì nói chuyện ăn nhậu, chuyện nọ chuyện kia, sao ta không nói chuyện pháp, các bà vãi cũng vậy. Đối tượng nào chúng ta cũng nói được. Thanh niên, thiếu niên có thể ban đầu ta chưa nói, nhưng ta để cho chúng gần gũi với ta, bước đầu gieo hạt giống bồ đề trong nó, chúng sẽ tự nhiên thích đến chùa, nghe pháp. Cho nên, cái ý giáo của mình, luôn lấy cái tâm thanh tịnh, để truyền pháp, không vì sự cúng dường mà làm.
Chúng ta là giảng sư, giảng giáo lý của Phật nên ta phải giảng theo ý Phật. Giáo lý của Phật như viên ngọc minh châu, mỗi góc độ chúng ta sẽ thấy màu sắc khác nhau. Cho nên, dù gặp ai ta cũng có thể vận dụng giáo lý của Đức Phật để nói chuyện. Bởi giáo lý của Phật rất đa dạng. Các vị khi ban đầu niệm Phật hãy tĩnh tâm thì tự nhiên sẽ nảy ra đề tài, các vị sẽ tự sắp xếp các ý để không lạc đề, sắ xếp giờ để nói đủ các ý. Trong phần ý giáo, tôi có nhắc các vị phải chú ý triển khai giáo lý nhưng đặc biệt khi kết thúc phải chốt lại để người ta nắm được các ý.
Thứ 4 tôi muốn nói với các vị đó là nói chuyện bằng khế lý. Người giảng sư không thể nói chuyện phù phiếm được, không thể rời xa kinh điển. Kinh điển của chúng ta không thiếu chuyện gì để áp dụng vào cuộc sống được. Ví dụ, khi đến trại tù, nói với tù nhân ta có thể nói chuyện Đức Phật rất khoan dung tha thứ.
Chúng ta phải nắm chắc Tam Tạng kinh điển, phải học thì chúng ta không sợ thiếu điều để nói. Các vị cũng phải tập cách nắm bắt thông tin, biết vận dụng câu chuyện cuộc sống vào trong bài pháp của mình. Ví dụ câu chuyện, người con dâu và con trai xui bố bán đất để lên sống với mình. Nhưng sau này khi bố già yếu, chân tay run rẩy, ăn cơm vương vãi, người con bảo bố ăn riêng ở nhà dưới, ăn bằng bát gỗ. Câu chuyện sẽ là bình thường, cho đến một ngày, đứa cháu cũng lấy một khúc gỗ, cũng đục đẽo,rất chăm chú. Người mẹ hỏi nó đang làm gì, nó bảo: “con đang làm cái bát gỗ cho mẹ sau này, để khi mẹ già con sẽ đưa cho mẹ ăn như mẹ đưa cho ông”. Người mẹ nghe xong thì đớ người, tỉnh thức liền mời bố lên nhà trên và ăn cơm cùng. Câu chuyện này tôi sẽ nói với lớp trẻ rằng luật nhân quả báo ứng ngay trước mắt hay đưa vào bài giảng về chữ hiếu trong lễ Vu Lan. Chúng ta nên chọn lọc thông tin tốt, hay để vận dụng vào bài pháp. Hay câu chuyệ về hai vợ chồng nọ. Khi bà lão sắp ra đi, có bảo ông chồng mang một cái hộp có cất 2 con búp bê ra. Người chồng biết đấy là gì nhưng vẫn lặng lẽ mang ra cho vợ. Chuyện là khi đi lấy chồng, người mẹ của cô dâu đã nói: khi nào con giận chồng mà cảm thấy không thể chịu được thì con hãy lấy cuộn len và đan thành búp bê. Người vợ nói với chồng: từ khi lấy anh, em đã hai lần vượt qua cơn giận để đi đến cuối cuộc đời. Câu chuyện rất hay để giảng trong lễ hằng thuận. Vợ chồng chung sống với nhau cần phải biết nhường nhịn, chịu đựng. Hơn thế, khi bà vợ chưa nói cho chồng biết trong hộp có gì thì ông cũng tuyệt đối không mở ra, tức là vợ chồng cũng cần giữ cho nhau không gian riêng. Không nên xem điện thoại của chồng, nhìn vào tin nhắn  của vợ để rồi sinh nghi, tan nát hạnh phúc.
Tôi nói với các vị như vậy để thấy rằng, chúng ta lấy giáo pháp của Phật làm kim chỉ nam nhưng cũng phải biết vận dụng bài học cuộc sống. Nhất là thời đại công nghệ, chúng ta càng cần phải biết vận dụng công nghệ vào lĩnh vực hoằng pháp. Các vị cố gắng trang bị cho mình kiến thức Phật học và thế học cũng cần.
Cuối cùng, khi thuyết pháp, đầu tiên mình phải lấy lòng chúng. Cần phải biết thâm nhập vào địa phương đó. Mình phải am hiểu vào truyền thống của đại phương đó, cần nắm rõ lịch sử ngôi chùa đó. Trước khi thuyết pháp mà mình nói được về lịch sử ngôi chùa đó, địa phương đó 5-10 phút, ngay lập tức thính chúng có cái nhìn thân thiện liền,sẽ nghĩ người thầy này đến nhà mình mà hiểu mình. Do vậy, điều quan trọng thứ nữa là các vị cần phải mở rộng tầm nghiên cứu không những về Tam Tạng thánh giáo mà cả về sử sách, lịch sử. Để phong phú bài giảng, thuyết phục người nghe.
Các vị có hoài bão hoằng pháp nên mới đăng kí về đây học. Đặc trưng miền Bắc là các vị ở đây đa số đều là các vị trụ trì. Giáo hội hiện nay có 13 ban và 1 viện, thì các vị trụ trì sau này sẽ đứng đầu cả 13 ban và 1 viện này: kinh tế, văn hóa, nghiên cứu,... Các vị bây giờ chưa nhất thiết về là phải mở lớp mà tại trụ sứ của mình, hằng ngày khi cán bộ ra nói chuyện, Phật tử ra chào hỏi, thanh thiếu niên ra chùa  mình hãy khuyên họ,  nơi đâu mình cũng biến được thành pháp tòa. Và giáo pháp Phật không bao giờ lỗi thời, vẫn hữu ích, càng ngày càng hữu ích khi xã hội biến đổi. Khi mà chúng ta chưa quen hãy chuẩn bị lấy bài giảng, tạo cho mình một quỹ các bài giảng 5 -10 bài gì đấy. Hôm nay giảng ở chùa này một bài, ngày mai giảng ở chùa khác một bài, hết bài này chyển sang bài khác. Hãy định lượng bài giảng của mình nói gì, mỗi đoạn nói bao nhiêu phút, lâu dần thành thói quen thì sẽ rất đơn giản, nhàn hạ.
Buổi hôm nay, buổi đầu tiên, chúng tôi muốn truyền trao lại cho các vị tâm huyết , lí tưởng cả cuộc đời của chúng tôi. Mà tâm huyếtcả cuộc đời cảu chúng tôi cũng là đền ơn giáo dưỡng của các bậc thầy, các bậc tiền bối, bậc đàn anh đã chỉ dạy cho chúng tôi. Nay chúng tôi có trách nhiệm truyền trao lại cho các vị để giáo pháp của Phật mãi hanh thông.
Chúc cho các vị ở đây học tập tinh tiến, và chúc cho khóa học của chúng ta thành công viên mãn. Nam Mô A Di Đà Phật!

Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00775328

Hôm nay: 156

Ngày hôm qua: 260

Tháng này: 7939

Tháng trước: 8631

Tất cả: 775328


Đang Online: 3
IP: 18.224.0.25
Mozilla 0.0