Kỹ năng Xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ.

01/10/2019
Kỹ năng Xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ
 
Đại đức Thích Chánh Thuần
Đại đức Thích Trí Thuần
 
 
          1. Khái niệm.
Nội dung cốt lõi, là những nột dung trọng tâm nhất, bắt buộc phải triển khai. Nội dung cơ bản là những nội dung cần phải triển khai, để làm rõ nội dung cốt lỗi. Nội dung bổ trợ, là những nội dung có thể triển khai, có thể không. Nhưng khi được triển khai, nó sẽ làm sáng tỏ, nổi bật hơn nội dung cốt lõi và cơ bản, khiến cho bài thuyết giảng, dạy học trở nên cuốn hút, sinh động hơn.
          2. Vai trò
Việc xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ có vai trò rất quan trọng trong thuyết giảng, dạy học Phật giáo. Tựu chung lại có ba vai trò dưới đây
- Là yếu tố quan trọng để xây dựng bộ khung nội dung mạch lạc, lô-gic, khoa học.
- Là nhân tố quan trọng trong việc triển khai làm chủ nội dung, làm chủ thời gian trong quá trình thuyết giảng
- Là cơ sở để xây dựng, triển khai đề cương tư duy trong  trong tư duy thuyết giảng.
          3. Kỹ năng xác định mục tiêu cốt lõi, cơ bản, bổ trợ. 
Với một bài thuyết giảng, cần làm hai việc: Việc thứ nhất, là làm rõ nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ của chủ đề bài thuyết giảng. Việc thứ hai là xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bộ trợ của từng vấn đề. Trong từng vấn đề, có thể tiếp tục chia nhỏ thành các vấn đề khác, chúng ta cũng tiếp tục phải xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ nếu cần thiết.
Thứ nhất, nội dung cốt lõi. Chúng ta cần phải xác định xem nội dung nào là quan trọng nhất, của chủ đề, hoặc vấn đề, bắt buộc phải nhắc đến, phải làm rõ, phải triển khai,thì đó là nội dung cốt lõi. Nội dung cốt lõi chính là điều kiện cần. Ví dụ, trong vấn đề “Định nghĩa Tam Bảo”, thì ba nội dung bắt buộc phải nhắc đến đó là Phật bảo, Pháp bảo, Tăng Bảo. Như vậy, “Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo” chính là nội dung cốt lõi.
Thứ hai, nội dung cơ bản: Nội dung cơ bản chính là điều kiện đủ, nghĩa là nội dung này cần phải có thì mới làm rõ, làm sáng tỏ được nội dung cốt lõi. Nếu không có nội dung cơ bản, thì nội dung cốt lõi không được làm sáng tỏ. Do vậy, nội dung cơ bản cũng không thể thiếu. Ví dụ, trong vấn đề định nghĩa Tam Bảo, thì nội dung cốt lõi là Phật bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo. Thì nội dung giải thích thế nào là Phật bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, chính là nội dung cơ bản. Nếu chỉ dừng lại ở định nghĩa Tam Bảo gồm Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, thì người nghe chỉ hiểu về mặt khái niệm ngôn ngữ, hiểu về mặt hiện tượng, nhưng không hiểu về mặt bản chất, nội hàm. Muốn hiểu nội dung cốt lõi của Tam bảo, cần phải có nội dung cơ bản. Tuy nhiên, nội dung cơ bản được triển khai, hay không được triển khai, cần tùy vào mục đích, yêu cầu cụ thể của từng vấn đề.
Thứ ba, nội dung bổ trợ: Nội dung này có thể nói, có thể không. Khi được đưa thêm vào, thì nó sẽ làm cho nội dung bài thuyết giảng trở nên hay, sinh động, cuốn hút …hơn.
Ví dụ:
 
Vấn đề Nội dung cốt lõi Nội dung cơ bản Nội dung bổ trợ
Điều kiện cần Điều kiện đủ Làm rõ nghĩa, mở rộng…
Cái bắt buộc phải nói Cái cần phải nói Cái nói để nội dung thêm hay.
Định nghĩa Tam Bảo - Phật
 
 
 
 
 
 
 
-. Pháp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Tăng
 
 
+Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn;
+ Phật là biểu trưng cho cái thiện; Đức Phật đản sinh tại đất nước Ấn Độ năm 624 TCN.
- Pháp bao gồm ba tạng kinh, luật, luận ; kinh là những lời Phật dạy, hay của các bậc thánh Tăng; luật là giới luật đức Phật chế; luận là những lời luận bàn về kinh, luật.
 
+ Là tập thể 4 nhà sư tu hành, cạo bỏ râu tóc, thụ trì 250 giới, 348 giới của Phật, mặc áo cà sa, thực hành cuộc sống thanh tịnh, không gia đình.
- Phật tại tâm, trong tâm có Phật; Phật hiện thân mọi lúc, mọi nơi. Phật có đặc tính thanh tịnh.
 
 
  • Pháp có đặc tính bình đẳng.
 
 
 
 
 
 
 
 
  • Đặc tính của Tăng là thanh tịnh.
 

4. Luyện tập.
+ Bài tập 1.
- Các đoạn văn dưới đây được viết theo hình thức nào?
- Hãy xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ của nội dung văn bản dưới đây.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi con người có những nhu cầu khác nhau.
          Đặc thù của thuyết giảng Phật giáo là đối tượng, hoàn cảnh, môi trường được thay đổi liên tục. Do đó, việc xác định nhu cầu thông tin đối tượng có vai trò rất quan trọng trong thuyết giảng. Nó là một trong những yếu tố căn bản quyết định sự thành công của buổi thuyết giảng.
 
 + Bài tập 2.
- Các đoạn văn dưới đây được viết theo hình thức nào?
- Hãy xác định nội dụng cốt cõi, cơ bản, bổ trợ nội dung văn bản dưới đây.  
          Mục tiêu thuyết giảng là kết quả mà giảng sư mong muốn người nghe, người học đạt được (đó là sự thay đổi của người nghe, người học) sau khi kết thúc một giai đoạn hay một quá trình thuyết giảng.  Mục tiêu thuyết giảng luôn hướng đến những công việc, hành động, vấn đề…. Mà người học có thể hiểu, có thể lĩnh hội, thực hành, làm được sau khi kết thúc buổi thuyết giảng, hoặc chương trình học. 
          Mục tiêu thuyết giảng có chức năng: Chức năng định hướng: Giảng sư căn cứ vào mục tiêu thuyết giảng để thiết kết nội dung thuyết giảng, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức thuyết giảng phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động thuyết giảng. Còn người nghe, người học, trên cơ sở ý thức được mục tiêu thuyết giảng, sẽ có ý thức, hành vi, điều chỉnh hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức của bản thân để hoàn thành tốt các nhiệm vụ cần đạt được; Chức năng kiểm tra đánh giá: Mục tiêu thuyết giảng như là một thước đo mà giảng sư căn cứ vào đó để đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của người nghe, người học, cũng như tự đánh giá hiệu quả hoạt động thuyết giảng của bản thân.
 
+ Bài tập 3.
           Hãy xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ của nội dung: “Điều kiện quy y Tam Bảo”, điền những nội dung đó vào bảng dưới đây; thuyết giảng nội dung trên trong thời gian 3 phút(đối tượng là các Phật tử trung niên, khu vực thành phố Hà Nội, ít nhiều được tiếp xúc với Phật pháp).
 
 
Vấn đề Nội dung cốt lõi Nội dung cơ bản Nội dung bổ trợ
Điều kiện cần Điều kiện đủ Làm rõ nghĩa, mở rộng…
Cái bắt buộc phải nói Cái cần phải nói Cái nói để nội dung thêm hay.
Điều kiện quy y Tam Bảo.     
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
   
 
+ Bài tập 4.
          Hãy xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ của bài thuyết pháp với chủ đề: Tam Quy. Đối tượng là các Phật tử trung niên.
+ Bài tập 5.
          Hãy xác định nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ của bài thuyế pháp với chủ đề: Ăn chay.

Bạn nghĩ gì về thông tin này? 0

Giới thiệu

Thống kê truy cập

00823482

Hôm nay: 230

Ngày hôm qua: 230

Tháng này: 230

Tháng trước: 11257

Tất cả: 823482


Đang Online: 71
IP: 3.235.226.14
Unknown 0.0